Đẻ thường - Ám ảnh vì rạch tầng sinh môn
Đẻ thường - Ám ảnh vì rạch tầng sinh môn: Rạch tầng sinh môn sẽ không là nỗi ám ảnh nếu mẹ bầu hiểu đúng và chăm sóc sau sinh cẩn thận.
Hầu hết phụ nữ sinh con lần đầu đều trải qua thủ thuật rạch tầng sinh môn là gì và cách chăm sóc tầng sinh môn bị rạch như thế nào, các mẹ cùng tìm hiểu nhé !
Rạch tầng sinh môn là gì?
Tầng sinh là phần mô giữa âm đạo và hậu môn, có chiều dài từ 3-5cm. Thủ thuật rạch tầng sinh môn thường xảy ra với những mẹ bầu sinh con lần đầu. Vết rạch có thể sâu, nông hay dài ngắn tùy thuộc vào cơ thể mẹ và kích thước của con.
Thông thường, bác sỹ rạch tầng sinh môn khi âm đạo mở để cho đầu bé lọt qua dễ dàng. Nếu đầu con quá lớn, tạo quá nhiều áp lực cho âm đạo, dễ dẫn tới rách tầng sinh môn, gây tổn thương nhiều hơn, khi đó thủ thuật rạch được tiến hành.
Tầng sinh môn sẽ lành lại sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu bị rách tự nhiên, thì thời gian phục hồi còn dài hơn rất nhiều.
Tùy vào từng trường hợp, bác sỹ sẽ quyết định rạch tầng sinh môn ở cấp mấy, từ cấp 1 cho tới cấp 4. Theo từng cấp, mức độ gây tổn thương tới bộ phận này cao hơn, để đáp ứng điều kiện thuận lợi để thai nhi chào đời nhanh chóng, dễ dàng.
Cụ thể, quá trình rạch tầng sinh môn được tiến hành như sau: Khi đầu thai nhi lấp ló ở âm đạo, cửa âm đạo mở tối đa, thai sản được gây tê tại chỗ. Chờ tới khi cơn co thắt lên tới đỉnh cao, một đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên.
Những ai phải cắt tầng sinh môn?
Không hẳn ai sinh thường cũng phải trải qua thủ thuật này. Nếu trọng lượng, kích thước thai nhi nhỏ, mẹ bầu dễ sinh, thì rạch tầng sinh môn là không cần thiết.
Trong khi đó, thủ thuật này thường rơi vào các trường hợp sinh thường lần đầu, em bé quá lớn, thai nhi chưa thuận, thời gian vượt cạn đã quá dài, hoặc áp dụng dụng cụ hỗ trợ sinh như kẹp forceps.
Việc cắt tầng sinh môn hầu như không gây cảm giác đau bởi lẽ thai phụ được tiêm thuốc tê, hoặc khi các cơ đã giãn tối đa giống như cơ thể được gây tê tự nhiên. Dù vậy, mẹ bầu có thể vẫn cảm nhận được cảm giác nhói nhanh chóng khi diễn ra thủ thuật rạch.
Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh
Sau sinh, bác sỹ sẽ khâu tầng sinh môn để quá trình hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý một số biện pháp chăm sóc tầng sinh môn bị rạch để tránh hiện tượng nhiễm trùng, giảm đau.
Cụ thể, luôn vệ sinh bằng nước ấm sau khi tiểu tiện. Có thể dùng nước muối loãng hoặc trà xanh. Chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng, không xát quá mạnh, càng tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng.
Bạn nên chọn đồ lót thoáng mát, rộng rãi. Cần thay băng vệ sinh để thấm hút dịch sau sinh sau mỗi 6 tiếng hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung rau củ, trái cây và uống nhiều nước. Cuối cùng, mẹ bầu cần kiêng “chuyện ấy” từ 4 – 6 tuần sau sinh.
Đẻ thường - Ám ảnh vì rạch tầng sinh môn
Reviewed by Unknown
on
tháng 2 10, 2017
Rating:
Post a Comment