Chăm sóc sau sinh: Món ăn cho bà đẻ có gì khác biệt?
Chăm sóc sau sinh: Món ăn cho bà đẻ có gì khác biệt?: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng khi chăm sóc sau sinh của mẹ mới sinh cao hơn mức bình thường. Ngoài việc giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi còn giúp tăng cường chất lượng sữa cho con bú. Theo đó, các món ăn cho bà đẻ sẽ có một vài sự khác biệt mà mẹ cần biết
Thời kỳ đầu sau sinh, cơ thể mẹ còn rất yếu ớt chưa bình phục hoàn toàn đồng thời, việc chăm con mọn cũng làm mẹ gặp nhiều khó khăn vất vả. Thêm vào đó việc nuôi con bằng sữa mẹ càng khiến các chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể bị hao hụt nhanh chóng. Do đó, mẹ cần duy trì thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh, đa dạng hóa các loại thực phẩm.
Dưỡng chất giúp phục hồi nhanh sau sinh
– Protein có tác dụng giúp cho quá trình chữa lành bệnh diễn ra nhanh chóng đồng thời rất cần thiết cho sự tăng trưởng của tế bào mới. Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…là những sản phẩm hàng đầu khi chăm sóc sản phụ sau sinh.
– Vitamin C đóng vai trò quan trọng cho sự lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể hấp thu sắt…Thực phẩm giàu vitamin C gồm cam, bưởi, dâu tây, dưa hấu, đu đủ.
– Thông thường cơ thể mẹ sẽ bị thiếu máu sau khi sinh, do đó cần phải tích cực bổ sung chất sắt để tăng cường lượng máu cũng như giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Thịt đỏ, gan, hoa quả khô, ngũ cốc…là những thức ăn giàu chất sắt.
Món ăn cho bà đẻ có gì khác biệt?
1. Tuần đầu sau khi sinh
2 ngày đầu
Cho dù sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể mẹ sau khi sinh vẫn phải chịu những thay đổi nhất định cùng với các cơn đau dạ con, đau vết khâu tầng sinh môn hay vết mổ…Do đó, việc ăn uống của mẹ lúc này có thể còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi vì quá mệt mỏi nên mẹ càng không muốn ăn uống gì. Lúc này dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh là rất quan trọng.
Bát cháo loãng là giải pháp thích hợp cho sản phụ |
Để giúp mẹ dễ ăn và cảm thấy ngon miệng hơn thức ăn cần được nấu mềm, loãng và dễ tiêu hóa như cháo thịt, súp gà, canh…Tuy nhiên, đối với mẹ sinh mổ cần lưu ý sau khi sinh mà chưa thấy dấu hiệu thông ruột hay gọi là xì hơi thì không được ăn thức ăn đặc. Chỉ được ăn nước cháo loãng vì những thứ khó tiêu không hề tốt cho vết mổ mà còn khiến mẹ khó chịu hơn. Một lưu ý nhỏ cho mẹ đó là không nên ăn quá no sau khi sinh mổ vì sẽ khiến bụng to căng ảnh hưởng đến vết thương.
5 ngày sau
Từ ngày thứ 3 trở đi, tình hình sức khỏe của mẹ đã khá ổn định nên mẹ có thể ăn uống bình thường và không cần kiêng khem quá mức. Khẩu phần ăn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất như chất béo, chất xơ, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Thời gian này mẹ chưa cần phải dùng các thực phẩm lợi sữa bởi lúc này nguồn sữa mẹ rất dồi dào. Đối với trường hợp mẹ ít sữa cần duy trì cố gắng cho bé bú liên tục để tăng phản xạ tiết sữa, hoặc có thể massage nhẹ nhàng để gọi sữa về.
2. Những tuần tiếp theo
Về cơ bản, thực đơn của mẹ mới sinh vẫn tuân thủ theo chế độ ăn bình thường. Tuy nhiên, cần tăng về mặt số lượng để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ cũng như lượng sữa cho bé. Không cố gắng ép ăn một lần quá nhiều, ngoài 3 bữa chính mẹ có thể ăn thêm vài bữa phụ như vậy bụng sẽ dễ chịu và tiêu hóa tốt hơn.
Hầu hết mọi sản phụ đều bị táo bón sau sinh kết hợp với chế độ ăn kiêng cữ càng làm tình trạng thêm tồi tệ. Táo bón kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như sa dạ con, sa trực tràng…Vì vậy, mẹ cần ăn nhiều rau xanh đặc biệt rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau đay, mồng tơi cùng trái cây tươi tăng cường chất xơ.
Mồng tơi giúp cho bà đẻ nhuận tràng, không bị táo bón sau sinh |
Để đảm bảo cung cấp đủ sữa cho sự phát triển của trẻ sơ sinh mẹ có thể ăn các món ăn lợi sữa như: Móng giò hầm đu đủ, hoa chuối um, rau lang luộc, canh rau ngót, cam, quả việt quất, đặc biệt là uống nhiều nước đủ 2 lít mỗi ngày.
Lưu ý dành cho mẹ
– Để giúp chơ thể nhanh chóng bình phục cũng như có sức khỏe chăm con ngoài việc ăn uống bồi bổ thì chế độ nghỉ ngơi cũng rất quan trọng
– Lựa chọn nhiều nguyên liệu, thay đổi cách chế biến các món ăn sẽ giúp mẹ ăn ngon miệng và đầy đủ chất
– Kiêng ăn các món cay, hạt tiêu, ớt, hành, tỏi vì có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ
– Không nên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ gây khó tiêu
– Tuyệt đối không ăn mặn, quá nhiều muối vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi nước
Chăm sóc sau sinh: Món ăn cho bà đẻ có gì khác biệt?
Reviewed by Unknown
on
tháng 2 03, 2017
Rating:
Post a Comment