Header AD

7 điều thú vị về thai máy không phải mẹ bầu nào cũng biết

Không chỉ là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của thai nhi, thai máy còn ẩn chứa nhiều điều thú vị khác về cuộc sống trong bụng mẹ của cục cưng. Cùng khám phá mẹ nhé!



1. Bé cưng không chỉ đạp!

Nhắc đến thai máy, hầu hết các mẹ đều nghĩ rằng em bé đang đạp. Tuy nhiên, bé không chỉ đạp thôi đâu mẹ ơi. Thai máy cũng có thể xuất hiện khi bé cưng cử động tay, quay người, thậm chí lộn nhào.

Tuần thai 30-36 đánh dấu giai đoạn thai máy đạt đỉnh. Mẹ bầu có thể cảm nhận cử động của bé thường xuyên, khoảng 130 lần/ngày. Số lần và cường độ thai máy sẽ diễn ra theo quy luật, thường sẽ nhiều vào chiều tối, và ít hơn vào sáng sớm.

2. Thai máy là cách phản ứng của bé

Không hoàn toàn tự nhiên, đôi khi chuyển động là cách bé phản ứng lại với những kích thích bên ngoài, chẳng hạn như tiếng ồn, ánh sáng hay mùi vị thức ăn.

3. Bé đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng bên trái

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái, thay vì nằm ngửa. Nguyên nhân là do tư thế nằm này sẽ giúp gia tăng lượng máu và chất dinh dưỡng đến thai nhi. Để thích ứng với sự trao đổi chất này, bé cưng phải hoạt động nhiều hơn.

4. Thai máy nhiều hơn sau bữa ăn

Không chỉ đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng bên trái, bé cưng cũng có xu hướng “nhào lộn” nhiều hơn sau mỗi bữa ăn của mẹ, nhất là khi mẹ ăn những món “nặng mùi”. Đây là cách bé cưng phản ứng với lượng thức ăn mẹ đưa vào.

Những cử động của thai nhi không chỉ mang lại niềm vui và hạnh phúc mà còn giúp mẹ biết được sức khỏe bé cưng có đang phát triển tốt hay không. Vì vậy, bầu không được lơ là việc thường xuyên theo dõi thai máy, bầu nhé!

5. Thai máy vào tuần thứ 8

Đa phần mẹ bầu sẽ cảm nhận sự chuyển động của thai nhi vào khoảng tuần 14-20. Với những người lần đầu làm mẹ, cảm nhận về thai máy có thể xuất hiện chậm hơn. Thực ra, bé cưng đã bắt đầu cử động từ rất sớm, khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, bé còn quá nhỏ nên những cử động này rất khó để mẹ cảm nhận được. Nhiều mẹ có thành bụng mỏng thậm chí còn có thể nhìn thấy rõ bàn tay, bàn chân khi bé chuyển động mạnh.

6. Tần suất tăng hay giảm có thể là dấu hiệu bé không khỏe

Không chỉ mang đến niềm vui cho mẹ, theo dõi thai máy còn là cách giúp mẹ nhận biết sức khỏe của thai nhi. Tần suất thai máy giảm có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang thiếu ôxy. Ngược lại, nếu thai nhi cử động quá nhiều, hơn 20 lần/ tiếng có thể là dấu hiệu bé đang “lây” stress từ mẹ. Trường hợp thai máy ngày càng giảm liên tục trong nhiều ngày có thể là dấu hiệu suy thai.

7. Thai nhi sau 36 tuần sẽ đạp ít hơn

Thai nhi càng phát triển, không gian trong bụng mẹ càng trở nên chật hẹp hơn. Bé sẽ không có nhiều không gian cử động nữa. Đó là lý do vì sao từ tuần thai thứ 36 trở đi, bé cưng sẽ đạp ít hơn hẳn.

7 điều thú vị về thai máy không phải mẹ bầu nào cũng biết 7 điều thú vị về thai máy không phải mẹ bầu nào cũng biết Reviewed by Unknown on tháng 2 04, 2017 Rating: 5

Post AD