Xúi người khác làm việc ác hay bị ép làm việc ác có bị “quả báo”?
Xúi người khác hành ác có bị "quả báo" không? Và liệu bản thân mình không muốn những bị ép vào tình huống làm việc ác có bị "trừng phạt" không?
Những hậu quả của nghiệp lực rất rõ ràng:các hành vi xấu luôn luôn gây khổ và hành vi tốt luôn luôn mang lại an lạc hạnh phúc. Nếu bạn hành thiện sẽ được an lạc; làm ác,chính bạn sẽ chịu khổ. Hành nghiệp của chúng ta sẽ đeo đuổi ta từ kiếp này sang kiếp khác. Điều này giải thích tại sao có người không ngớt làm ác lại vẫn công thành danh toại trên phương diện thế tục hoặc lắm kẻ khác dốc lòng tu hành thì lại phải đối đầu với muôn vàn khó khăn khốn khổ. Hành nghiệp đã tạo tác từ vô số kiếp; vì thế, có vô số tiềm năng trong vô số nghiệp báo.
Câu chuyện về xúi người khác hành ác bị quả báo, người bị ép làm việc xấu cũng khó tránh khỏi nghiệp báo
Người xui khiến người khác làm chuyện xấu và bị ép làm chuyện xấu, đều có tội cả!. Hãy xem một câu chuyện có thật được ghi chép trong cuốn “Tử Bất Ngữ” của Viên Mục – văn học gia nổi tiếng thời nhà Thanh.
Tống Tông Nguyên người Tô Châu là một viên quan trong triều. Ông có đứa cháu tên Tống Sinh, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được ông nuôi dạy nên người nhưng cũng đối xử rất nghiêm khắc.
Đừng làm hại người khác...đó cũng chính là hại mình
Năm lên 7 tuổi, Tống Sinh đến chỗ thầy đồ để học sách, trên đường lén trốn đi xem xiếc, bị hàng xóm trông thấy, nói cho ông chú biết. Tống Sinh sợ quá không dám về nhà nữa, chạy đến làng Mộc Độc làm tên ăn mày.
Có một người họ Lý thương hại, thu nhận vào làm người giúp việc ở tiền trang. Tống Sinh làm việc rất nhanh nhẹn và cẩn thận, cho nên sau này được ông Lý gả cho a hoàn Trịnh thị.
Sau 9 năm làm việc chăm chỉ, Tống Sinh đã tích góp được không ít tài sản. Có một lần, anh vào thành dâng hương, trên đường đi thì gặp lại người chú. Tống Sinh không còn cách giấu giếm, liền đem mọi chuyện kể lại chú. Người chú biết được Tống Sinh có tiền tích cóp, liền khuyên anh về nhà, cưới vợ khác cho anh.
Tống Sinh lúc đầu không đồng ý, nói với chú rằng: “Trịnh thị rất hiền thục, đồng thời nàng đã sinh một bé gái.”
Người chú tức giận nói: “Chúng ta là danh gia vọng tộc, làm sao có thể lấy nha hoàn làm vợ được chứ?”. Rồi kiên quyết ép Tống Sinh phải bỏ vợ.
Ông Lý (năm xưa thu nhận Tống Sinh) sau khi biết chuyện này, tình nguyện nhận Trịnh thị làm con gái của mình, ngoài ra còn chuẩn bị đồ cưới cùng với của hồi môn, đưa về Tống gia.
Nhưng chú của Tống Sinh không đồng ý, ép buộc Tống Sinh viết giấy từ hôn đưa cho Trịnh thị. Sau đó, người chú đã cưới người vợ khác là Kim thị cho Tống Sinh.
Trịnh thị sau khi nhận được giấy từ hôn, khóc lóc thảm thiết, tự thấy xấu hổ, không mặt mũi nào để nhìn mặt người đời, ôm con gái nhảy xuống sông tự vẫn.
Ba năm sau, Kim thị cũng sinh hạ một bé gái. Lúc này, chú của Tống Sinh, đang ngồi trên kiệu, bỗng nhiên một cơn gió xoáy nổi lên, thổi bay màn kiệu. Gia nhân hoảng hốt khi phát hiện ông đã tắt thở, phần cổ có vết cào.
Chính ngay tối hôm đó, Kim thị nằm mơ, mơ thấy có một phụ nữ, đầu tóc rũ rượi, máu me khắp người, nói với nàng: “Ta là Trịnh thị. Chồng ngươi (tức Tống Sinh) bất lương, nghe theo lời người chú ác độc mà ruồng bỏ ta. Ta theo nghĩa lớn, không gả cho người khác nữa, mà nhảy sông tự vẫn. Hôm nay ta tìm chú hắn tính sổ trước, lập tức sẽ đến tính sổ với chồng ngươi. Việc này vốn không liên quan đến ngươi, ngươi không cần phải sợ. Thế nhưng con gái của ngươi, ta không thể bỏ qua, dùng một mạng của con gái ngươi, trả một mạng của con gái ta, đây cũng là báo ứng công bằng.”
Kim thị sau khi tỉnh lại, nói với chồng là Tống Sinh. Tống Sinh vô cùng lo sợ, cầu cạnh chúng bạn:“Chuyện này phải làm sao đây?”. Chúng bạn nói:“Huyền Diệu quán có Thi đạo sĩ, biết vẽ bùa đuổi quỷ, cậu hãy đi mời ông ta làm phép, viết văn điệp, đem hồn Trịnh thị giải đến địa phủ Phong Đô, mọi người sẽ không sao rồi.”
Nghe vậy, Tống Sinh dùng một khoản tiền lớn mời Thi đạo sĩ đến. Thi đạo sĩ hỏi rõ ngày tháng năm sinh của Trịnh thị, viết lên trên giấy vàng, cộng thêm Thiên Sư phù, đem áp giải đến Phong Đô. Tống gia quả nhiên bình yên vô sự.
Ba năm sau, Tống Sinh ban ngày đang ngồi trước cửa sổ của thư phòng. Bỗng nhiên nhìn thấy Trịnh thị, mắng anh rằng: “Ta bắt chú của chàng trước, sau sẽ tìm đến chàng, bởi vì làm chuyện xấu không phải chủ ý của chàng, hơn nữa bởi còn nhớ đến duyên phận tình nghĩa phu thê ngày trước. Bây giờ trái lại chàng đã xuống tay trước, dùng văn điệp áp giải ta đến Phong Đô, sao chàng lại xấu xa tới mức này! Hôm nay kỳ hạn giam giữ ta đã hết, ta đã tâu lên Thành thần, nói lên nỗi oan khuất của ta, chư Thần khen ta biết giữ đạo, cho phép ta báo thù. Xem chàng còn trốn nơi nào được nữa!”
Tống sinh từ đó về sau, mê man đần độn, thần trí thất thường. Đồ dùng trong nhà, bản thân lại vô duyên vô cớ đập vỡ hết, rồi ném loạn xạ lên không trung.
Kim thị vô cùng sợ hãi, mời tăng nhân đến siêu độ cho Trịnh thị, nhưng vẫn không hiệu quả. Không quá mười ngày, Tống Sinh đã chết. Lại thêm 10 ngày nữa, con gái Tống Sinh cũng chết theo. Chỉ có Kim thị là không việc gì cả.
Quan niệm về thiện - ác của mỗi tôn giáo, mỗi hệ tư tưởng có những điểm không giống nhau. Từ đó tư duy, hành động, lối sống, đường hướng tu tập, rèn luyện bản thân, trau giồi đạo đức, phẩm hạnh cũng ít nhiều khác biệt. Bài viết này chỉ xin bàn về đạo đức hay quan niệm về thiện - ác trong Phật giáo.
Lẽ thiện và ác thường được nói đến là chân lý tương đối chứ không phải chân lý tuyệt đối. Theo Phật giáo, chân lý tuyệt đối siêu việt thiện ác, không phải là những quan niệm trong vòng đối đãi nhị nguyên. Trên bình diện tương đối, thiện là những điều tốt đẹp, cao cả được xã hội chấp nhận, phù hợp với quy luật phát triển, có ích cho con người và sự tiến bộ của xã hội trong những giai đoạn, thời điểm nhất định, đáp ứng nhu cầu của lịch sử. Con người sống thiện hay ác, thiên về thiện nhiều hay ác nhiều sẽ quyết định sự ổn định hay không ổn định, hưng thịnh hay suy vi của gia đình, xã hội, quốc gia, thế giới.
Xúi người khác làm việc ác hay bị ép làm việc ác có bị “quả báo”?
Reviewed by Unknown
on
tháng 1 12, 2017
Rating:
Post a Comment