Vì sao “đại nạn không chết, tất có hậu phúc”?
Những câu nói của người xưa phản ánh những quy luật khách quan dựa trên những hiện tượng thực tế
“Đại nạn không chết, tất có hậu phúc”, đây là một câu nói của người xưa (cổ ngữ) đã rất quen thuộc với tất cả mọi người, hay còn gọi là câu “tục ngữ”. Những câu cổ ngữ đó được mọi người truyền tụng cho đến nay đều là bởi vì nó nhất định có chứa đạo lý trong đó. Đều là được mọi người đúc kết lại qua việc quan sát những hiện tượng trong cuộc sống hàng ngàn năm qua, là những quy luật khách quan dựa trên những hiện tượng có thật trong thực tế mà tổng kết ra.
Nếu như quy luật tổng kết không chính xác, mọi người cũng sẽ không nói ra, cho dù mọi người có nói ra thì cũng sẽ không được tin tưởng và không được lưu truyền. Cho nên “người gặp đại nạn không chết sau này tất sẽ có phúc”, dù cho không phải là chính xác 100% thì phần lớn cũng đều là như vậy, đây là sự thật khách quan và cũng là quy luật khách quan.
“Ngẫu nhiên” và “Tất nhiên”
Một số người đối với điều này sẽ có chút nghi vấn, “đại nạn không chết” đây là ngẫu nhiên, “tất yếu có phúc” đây là tất nhiên, ngẫu nhiên và tất nhiên tại sao lại có sự liên hệ với nhau? Nói cách khác, “đại nạn không chết” có nghĩa là người đó có vận may. Ngẫu nhiên một lần được vận may (gặp đại nạn không chết), chẳng lẽ tất nhiên lại liên tiếp được vận may (tất có hậu phúc) sao? Giống như một người ngẫu nhiên trúng giải thưởng lớn, chẳng lẽ về sau này lại tiếp tục trúng thưởng sao? Làm gì có đạo lý như thế!
Kỳ thực, điều này bề mặt xem ra là không có đạo lý nhưng trên thực tế thì lại rất có đạo lý, mấu chốt không phải là nằm ở “ngẫu nhiên”, mà là ở “tất nhiên”. Chúng ta lát nữa sẽ phân tích điều này một cách cẩn thận.
Gặp đại nạn không chết, tại sao sau này lại được phúc?
Vậy thì, người gặp đại nạn mà không chết, tại sao sau này lại được phúc? Từ phân tích phía trên, chúng ta có thể thấy rõ ràng, người gặp đại nạn mà không chết là người kiếp trước đã có hối lỗi sửa sai và hướng thiện, nói cách khác, người này chắc chắn là từ đó trở đi sẽ đoạn tuyệt hành ác mà tu thiện, cuộc đời về sau của họ nhất định đã làm rất nhiều việc thiện, tích lũy rất nhiều phúc đức, những việc thiện này được làm vào thời gian tương đối trễ, nên quả báo nhận được cũng sẽ tự nhiên đến trễ. Giống như là sau khi gặp “đại nạn mà không chết” rồi lại dần dần liên tiếp hiện ra, điều này cũng được gọi là “hậu phúc”, đây cũng chính là đạo lý của “gặp đại nạn không chết, tất có hậu phúc”.
Khám phá bí mật “gặp đại nạn không chết, tất có hậu phúc”
Thông qua những phân tích trên chúng ta có thể minh bạch được quy luật của “gặp đại nạn không chết, tất có hậu phúc”, kỳ thật nó chính là quy luật “nhân quả báo ứng” mà thôi, “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” (làm điều thiện sẽ được thiện báo, làm điều ác phải gặp ác báo). Giống như “hối cải sửa chữa làm một con người mới thì sẽ được “gặp đại nạn không chết”, “đoạn ác tu thiện” thì sau này có phúc báo.
“Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thụ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sinh tố giả thị.” (Muốn biết kiếp trước mình đã gieo nhân nào hãy xem kiếp này mình đã nhận được quả gì, muốn biết kiếp sau mình sẽ nhận quả nào thì cứ xem kiếp này mình đang làm điều gì) – lời này quả là không sai!
Một người phụ nữ vận mệnh có tốt hay không, từ lời nói, hành vi, cử chỉ đều có thể nhìn thấy. Cử chỉ, trang phục, ngôn từ, động tác của một người đều hiển lộ phẩm vị và thân phận của người đó. Như một vị thiền sư có nói, không cần mở miệng, chỉ cần đi vài bước là biết cảnh giới sinh mệnh của bạn đến đâu. Điều này có muốn giả tạo cũng không thể được.
Người có phúc báo lớn có một đặc điểm rất dễ nhận thấy, đó chính là thiền định. Không dễ bị gió bão thổi bay, không dễ bị căng thẳng, lo âu, thái độ luôn là bao dung, thản nhiên, những thứ đó đều là thiền định. Người không có phúc báo, không thể ngồi yên thì sắc thân đều không sạch sẽ, rất khó để khai mở trí huệ.
Có người nhìn thấy xe BMW, không có được nó thì cảm thấy đau khổ, điều này chứng tỏ phúc báo của người này nhiều nhất cũng chỉ lớn bằng chiếc xe BMW, tâm lượng cũng chỉ lớn bằng chiếc xe BMW, bởi vì xe BMW có thế lay chuyển cô, cũng không làm cô động tâm. Nếu có phúc báo vượt qua xe BMW, cô sẽ cảm thấy “xe BMW chẳng là gì cả”, xe BMW không thể khiến cho bản thân động tâm; còn nếu phúc báo vượt quá căn biệt thự ven biển, cô ta sẽ cảm thấy “căn biệt thự cũng chẳng là gì cả”, nó hoàn toàn không thể khiến cô ta động tâm.
Vì sao “đại nạn không chết, tất có hậu phúc”?
Reviewed by Unknown
on
tháng 1 15, 2017
Rating:
Post a Comment