Header AD

Đốt vàng mã sai cách vô tình 'mắc tội'….

Các tôn túc cho rằng, “Âm - dương là hai thế giới hoàn toàn khác nhau không thể cảm ứng được... Người phàm trần chỉ cần ăn chay, niệm Phật để tưởng nhớ”...


Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã. Người Việt Nam từ xưa tới nay đã coi nghi thức đốt vàng mã như một việc không thể thiếu mỗi khi lễ tết, rằm, mùng 1, giỗ chạp,... Người Việt coi việc đốt vàng mã không chỉ là nghi thức mà còn là cách con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên.

Đem chuyện nhà nhà mua vàng mã, người người đốt vàng mã cho người chết, hỏi các bậc cao tăng Phật giáo để biết rõ hơn việc này. Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã cúng tế người chết. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Phật giáo chỉ khuyên trong ngày Lễ vu lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm Lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phật và phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh”.


Còn Thượng tọa Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc (Hà Nội) cũng khẳng định với PV Báo GĐ&XH rằng, kinh Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá cố. Bản thân trụ trì cũng thường xuyên nhắc nhở Phật tử nên hạn chế đốt vàng mã. Theo ông thì nên dùng tiền mua vàng mã đốt để làm việc thiện cho đời sẽ tốt hơn rất nhiều.

Đại đức Thích Thiện Hạnh, trụ trì chùa Vinh Phúc (thôn Quang Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cũng cho rằng, việc đốt vàng mã là mê tín dị đoan và sai hoàn toàn. Đại đức Thích Thiện Hạnh giải thích: “Chúng ta vẫn có câu: Dương sao âm vậy. Nhưng vàng mã của chúng ta về dưới đó có tiêu được không? Quần áo chúng ta đốt về có vừa với kích cỡ của ông bà chúng ta nữa không? Xe cộ, đồ dùng... có được gửi đúng địa chỉ không? Thành thực trả lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh áo, căn nhà... thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ, nghỉ ở đâu?

Chúng ta vẫn thường nói “Dương thịnh âm siêu”. Người dương biết làm phúc, để người âm siêu thoát. Tôi nghĩ, chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”.

Cổ tục đốt vàng mã đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Thậm chí, nhiều người coi đó là một trong những nét văn hóa của phong tục thờ cúng gia tiên. Nhưng sau khi biết rõ tích của việc đốt vàng mã, người dân liệu có nên gây những lãng phí như các cao tăng nói?

6 tội lỗi mà con người vô tình mắc phải khi đốt vàng mã hoặc đốt hình nhân thế mạng:

Tội thứ Nhất: Vàng mã và hình nhân thế mạng nguồn gốc không phải từ Việt Nam mà là từ Trung Quốc. Thời xưa, tại Trung Quốc có những hủ tục tin vào thần quyền, vào thần linh và vào những sự huyền bí. Suy nghĩ của con người thời đó cũng chưa được văn minh và tiến bộ. Vậy nên mới có chuyện mỗi lần cúng tế hà bá hoặc cúng thần Hỏa thì một cô gái trẻ đẹp, trinh nguyên sẽ phải chết thiêu một cách vô cớ với ý nghĩa là dâng lên cho thần linh. Hoặc khi nhà vua chết thì các phi tần mỹ nữ của nhà vua cũng bị chôn theo và quan quân phải xây lăng tẩm và chôn hết vàng bạc châu báu của vua ở dưới đó. Xuất phát từ những hủ tục đó nên hình nhân thế mạng và vàng mã mới được tạo ra để đối phó. Cũng do chịu sự đô hộ của Trung Quốc nên dân ta cũng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa này.

Khi con người bắt đầu văn minh hơn thì họ nghĩ tới việc có thể tạo ra các hình nhân và trên người có ghi tên tuổi của các phi tần hoặc các cô gái trẻ đẹp để “thế mạng” cho con người, hạn chế những cái chết đau đớn. Vàng bạc cũng vậy, nếu mang chôn đi sẽ là sự lãng phí lớn, làm tổn thất của cải của đất nước nên người Trung Quốc cũng làm vàng mã để đốt đi, thay cho vàng bạc phải mang chôn.

Người Trung Hoa làm vậy để cứu mạng những người sống cho nên việc làm này là rất đúng - Sư thầy Thích Tịnh Giác cho biết.


"Ngày nay, chúng ta đang sống trong xã hội phát triển, văn minh hơn, không còn những hủ tục khi xưa nữa thì cũng nên dừng lại việc đốt vàng mã không đúng nghĩa như thế này. Nếu như chúng ta vẫn sử dụng vàng mã thì vô tình chúng ta đang mất đi sự hiểu biết của mình, làm mất đi văn hóa, tín ngưỡng, mất đi bản chất của dân tộc Việt, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang bị nô lệ về văn hóa" - Thầy Tịnh Giác nói.

Tội thứ Hai, ai cũng biết nguyên liệu để làm ra giấy chính là cây xanh, nếu để thỏa mãn cho những vấn đề tâm linh nhưng những sự thỏa mãn đó lại vô căn cứ, không hợp tình hợp lý thì sẽ gây nên sự lãng phí lớn, chặt cây rừng, hủy hoại môi trường, đe dọa đến cuộc sống của con người để phục vụ mục đích không đúng đắn, đây chính là đã phạm phải tội sát sinh.

Tội thứ Ba, khi trong nhà có người mất đi thì người nhà ai cũng cầu mong họ được về tây phương cực lạc, một thế giới tươi đẹp chứ không phải là xuống âm phủ. Thế nhưng với ý nghĩa là đốt vàng mã cho người thân ở “dưới đó” tiêu thì chính là một sự mâu thuẫn lớn trong tư tưởng. Tâm thì muốn người thân đi về cõi trên, nhưng hành động thì lại thể hiện là người thân đó bị đày xuống địa ngục làm trâu làm ngựa, làm ma quỷ để nhận những thứ được đốt, tức là người đó sẽ không được siêu thoát.

Tội thứ Tư, tin tưởng một cách mù quáng và vô căn cứ. Bởi ai cũng biết đồng tiền của Việt Nam không phải là tiền tệ phổ biến trên thế giới nên khi muốn giao dịch quốc tế chúng ta phải đổi ra tiền đô la Mỹ, bảng Anh, đồng Euro hoặc các loại tiền tệ khác…Vậy với loại tiền vàng mã mà chúng ta đang đốt, ai sẽ là người bảo chứng cho chúng ta là sẽ dùng được ở dưới âm phủ? Ngân hàng nào sẽ đứng ra quy đổi cho chúng ta? Cho nên đây là điều không hợp lý và chúng ta cần phải xem lại xem tinh thần của mình liệu có đang ổn định?" - Thầy Tịnh Giác nói.

Tội thứ Năm, đốt vàng mã vô tình là hành động chúng ta đang lừa gạt chính bản thân mình, đây chính là tội lỗi nặng nhất. Chúng ta cúng một tập đô la nhưng lại không dám cầm tập tiền đó ra để đốt, mà phải bỏ ra một số tiền khác để mua tập tiền “đô la âm phủ”, tức là quy đổi tiền thật thành tiền giả, sau đó mới đốt để lừa dối chính mình. Như vậy, chúng ta đang sống có xác mà không có hồn, không có sự tỉnh thức. Con người sống mà không có hồn là con người vô dụng, không có ích cho xã hội và là một sự lãng phí vô cùng lớn" - Sư thầy Thích Tịnh Giác phân tích.

Tội thứ Sáu, tội này cũng khá nặng, đó là làm tổn thương lòng từ bi. Trong khi xung quanh còn biết bao người nghèo đói khổ, không có cái mà ăn hoặc đang mắc phải những chứng bệnh nan y, không có tiền cứu chữa thì thay thì đóng góp để giúp đỡ họ thì chúng ta lại nhẫn tâm đem đốt những đồng tiền của mình một cách vô nghĩa. Điều này cũng có nghĩa là người Việt đang tiêu diệt lòng từ bi của chính mình, dẫn đến xã hội bất an, gia đình bất ổn. Con người không còn tình thương thì sẽ không có chuyện thương vợ thương chồng thương con thương cái. Vô hình, hành động đó đang tạo lên một sự bất an lớn cho gia đình, xã hội.

Đốt vàng mã sai cách vô tình 'mắc tội'…. Đốt vàng mã sai cách vô tình 'mắc tội'…. Reviewed by Unknown on tháng 1 10, 2017 Rating: 5

Post AD