Header AD

Đối xử tốt với người khác chính là đối xử tốt với bản thân mình

Trước đây khá lâu rồi, có một vị võ sư trung tuổi chuyên dạy võ thuật. Ông không chỉ tâm tính cao mà còn có trình độ võ thuật rất thâm hậu, nổi tiếng gần xa trong giới võ thuật.



Nhưng về sau này, mọi người không hiểu vì sao vị võ sư ấy lại từ bỏ con đường võ môn mà hơn nửa cuộc đời ông đã dành tâm huyết theo đuổi.

Có người bạn trong nghề tò mò đến hỏi vị võ sư. Ông trả lời: “Tôi đã lĩnh ngộ đạo lý từ một người khác, đó là, bất luận là cùng đối thủ đọ sức hay là huấn luyện học trò, thì khi ra đòn đánh đối phương mạnh bao nhiêu cũng sẽ làm tổn thương lại bản thân mình bấy nhiêu!”

Một lát sau, vị võ sư này lại nói thêm: “Một trong những mục đích khách quan của tập luyện võ thuật là tăng cường sức khỏe của bản thân và kỹ năng đánh, từ đó mà giành chiến thắng trước đối thủ. Nhưng, việc tăng cường sức khỏe và chiến thắng đối thủ ấy lại phải dùng “tổn thương bản thân” để trả giá!”

Những lĩnh ngộ của vị võ sư quả thực khiến nhiều người khác trong giới phải suy ngẫm.

Câu chuyện xưa này dẫn dắt cho chúng ta một đạo lý rằng: Đối xử tốt với người khác, chính là đối xử tốt với bản thân mình.


Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều kết giao với đủ kiểu người. Nếu như trong quá trình kết giao ấy, chúng ta có thể nguyện ý dùng thiện niệm, suy nghĩ vì họ hoặc trợ giúp họ, thì bất luận là bạn đã bỏ ra công sức bao nhiêu, bạn sẽ nhận được lợi ích bấy nhiêu.

Ngược lại, nếu trong lòng bạn sinh ra những ý nghĩ không tốt như thù hận, tức giận, đố kỵ, nhìn vào khuyết điểm của người khác, nói lời lỗ mãng, cay nghiệt, thậm chí làm ra những hành vi không tốt, thì vô luận là lý do bạn đưa ra có đầy đủ đến cỡ nào đi nữa, khi người khác bị tổn thương bao nhiêu, bạn cũng sẽ phải chịu sự tổn thương bấy nhiêu. Sự tổn thương ấy có thể là vô hình mà bạn không nhìn thấy được.

Người xưa có câu: “Con người một khi sinh ra một niệm thiện, cho dù là chưa thực hiện thì Thần may mắn cũng đã đi theo. Con người một khi sinh ra một niệm ác, cho dù là chưa thực hiện thì hung Thần cũng đã đi theo.” Câu này thật sự là rất có đạo lý.

Người tu luyện, nếu lúc nào cũng chứa đựng tâm từ bi, đối xử tử tế, lương thiện tốt đẹp với người khác thì sẽ không ngừng nâng cao cảnh giới của sinh mệnh.

Người bình thường không tu luyện, nếu như có thể bảo trì được những suy nghĩ thiện lương, giữ được lương tri thì cũng sẽ được Thần Phật bảo hộ mà đắc được phúc báo. Đây cũng chính là Thiên lý, “thiện ác có báo”!

Đối xử tốt với người khác chính là đối xử tốt với bản thân mình Đối xử tốt với người khác chính là đối xử tốt với bản thân mình Reviewed by Unknown on tháng 1 10, 2017 Rating: 5

Post AD