Đời người đừng vì miếng ăn mà tạo nên ác nghiệp
Người xưa có câu: "Miếng ăn quá khẩu thành tàn", đôi khi chỉ vì miếng ăn mà người ta tạo nên ác nghiệp.
Ăn uống là nhu cầu cơ bản của sự sống, nhất định không thể thiếu nhưng đừng vì miếng ăn mà tạo ác nghiệp. Sát sinh là một trong những nghiệp ác hàng đầu đối với Phật giáo. Chúng sinh bình đẳng mà dùng vũ lực uy hiếp, cướp đoạt tính mạng của loài khác quả thật không phải chuyện tốt lành. Sát sinh không chỉ là tạo nghiệp mà đối với bản thân mình cũng sẽ làm giảm phúc khí, nhất định gánh quả báo.
Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ đã khuyên ta “ăn tùy nơi- chơi tùy chốn”. Có nghĩa là cái ăn thì cần nhưng không phải chỗ nào cũng ăn. Chơi vui cũng cần, nhưng không phải chỗ nào cũng đến.
Nông thôn xưa ít học, cha mẹ dạy con cũng ít lời nhưng lại dễ nhớ và nhớ lâu. Những câu ngạn ngữ hay thế nhưng bây giờ hình như nhiều người không còn nhớ. Ăn thì ăn bừa ăn bãi, bạ gì cũng ăn, ăn sống ăn sít, ăn đủ nơi đủ chốn chẳng kể chỗ nào, thấy ăn được là ăn kể cả ăn bẩn ăn thỉu, quên cả nền tảng đạo đức của sự ăn.
Người sống trên đời vốn phúc báo đã không đủ, vậy hà cớ gì mà còn tạo thêm ác nghiệp vì miếng ăn. Ăn thêm một miếng là ác nghiệp dày thêm một phần. Hơn thế nữa, có những người còn hành động dã man, cư xử thiếu nhân văn như ăn sống nuốt tươi, săn bắt thú rừng,… để thỏa mãn nhu cầu ăn uống mà không biết rằng, những việc sống chết để có ăn ấy sẽ khiến bạn phải gánh quả báo sau này.
Người Việt coi cái ăn chỉ là sự cần thiết tối thiểu. Theo quan niệm truyền thống của người Việt, “miếng ăn quá khẩu thành tàn, miếng ăn là miếng nhục”. Người Việt không coi cái ăn là hàng đầu, không dĩ thực vi tiên. Họ coi thường những kẻ tham ăn tham uống “ăn tham trốc mép đẻ con trọc đầu, đời cha ăn mặn – đời con khát nước, rượu vào nhời ra, ăn như rồng cuốn, uống như rồng leo".
Người Việt coi trọng nghi lễ trong ăn uống “Lời chào cao hơn mâm cỗ, ăn có mời- làm có khiến” và “mời gẫy đũa gẫy bát”. Câu nói “có thực mới vực được đạo” phản ánh lối suy tư rất thực tiễn của dân Việt và nhận thức rằng cái ăn có tầm quan trọng. Không những vậy, ăn uống biểu hiện lối sống, cách ứng xử, hay nói rõ hơn là “đạo làm người”.
Có những người còn coi việc sát sinh trong ăn uống là tội lỗi, vì thế họ chuyển sang ăn chay. Tuy nhiên, nếu không thể ăn chay trường, người ta có thể tập thói quan ăn chay vào rằm hay mùng 1. Chỉ cần tâm có ý tốt là phúc báo đã được cải thiện rất nhiều rồi.
Vì thế, Phật khuyên con người hướng thiện, làm nhiều việc tốt để tích phúc tích đức, trong đó có việc ăn uống. Ăn uống đúng cách, văn minh, đạo đức là tạo phúc, bớt nghiệp, đừng vì miếng ăn mà kết ác nghiệp.
Đời người đừng vì miếng ăn mà tạo nên ác nghiệp
Reviewed by Unknown
on
tháng 1 13, 2017
Rating:
Post a Comment