Header AD

Chỉ một chữ duy nhất ẩn chứa thiên cơ, giúp con người phúc báo, tài lộc, may mắn trọn đời!

Người xưa có câu: "Có đức mặc sức mà ăn", người sống có Đức chắc chắn sẽ được hưởng mọi phúc đức trên đời.


Đức là một khái niệm triết học và phổ quát trong truyền thống đạo học của phương Đông. Theo phép chiết tự (chữ Hán) đức là chữ hội ý, có nghĩa gốc chính là đi theo con đường đạo. Đạo giáo quan niệm tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất và an hòa với người là có đức. Theo như Đạo Đức kinh, đức luôn được vận hành với đạo, trong đó đạo chính là yếu tố có trước và đức có sau, phụ thuộc vào đạo. Khổng giáo quan niệm sống đúng với luân thường chính là có đức. Đức là cái gốc muôn hạnh cũng là cái gốc để cho con người lập thân. Đức là đức hạnh tốt, phần tốt đẹp, sự thẳng thắn của con người. Trong Kinh Dịch có câu “Quân tử tiến đức tu nghiệp” nghĩa: người quân tử rèn luyện về phẩm hạnh và đạo đức để vun bồi, xây dựng sự nghiệp.

Sống có Đức là sống thực với chính mình, làm đúng với lương tâm mình. Sống làm sao để có được nội tâm hài hòa, bao dung, tha thứ, quan hệ tốt với mọi người xung quanh..., đó cũng là những biểu hiện của chữ Đức.


Người xưa có câu: “Tiên tích đức, hậu tầm long” nghĩa là trước phải có đức, phải tu nhân tích đức, sau mới nghĩ đến chuyện tìm sự giàu sang  phú quý (tầm long nghĩa là tìm long mạch tốt để tạo sự phát đạt, giàu sang). Lại có câu: “Có đức mặc sức mà ăn” cũng với ý nghĩa tương tự. Chữ Đức, hay nói đúng hơn, ăn ở có Đức là điều rất quan trọng. Cho nên trong Tử vi, mặc dù đặc biệt coi trọng “số phận” con người, nhưng vẫn có câu: “Đức năng thắng số’’, cũng là nhằm nhắc nhở người đời hãy biết lấy Đức làm trọng, vừa giúp ích cho xã hội, vừa tạo nên “số phận” tốt hơn cho chính mình.

Người xưa có câu nói : "trên đầu ba thước có Thần linh”, “làm chuyện trái với lương tâm ở trong phòng tối, mắt Thần lại thấy rõ như ánh điện”. Chính là nói khắp nơi đều là con mắt của trời, con mắt khắp trời đều đang nhìn xuống mặt đất này. Từ đây có thể thấy người xưa cho rằng cái gì là “đức”? Chính là không kể có người đang dõi nhìn bạn hay không, có pháp luật truy cứu bạn hay không, hành vi của bạn nếu phù hợp với đạo trời, thì mới là “đức” thật sự.

Đức không sờ được, không nhìn được mà chỉ có thể cảm nhận được. Có thể nói chữ “Đức” quyết định hết thảy mọi thứ của con người, sâu cạn nhiều ít của đức hạnh quyết định phúc phận và vận mệnh của con người. Cũng chính như “có đức mặc sức mà ăn” mà cổ nhân thường nói đến.

Người có đức nhất định sẽ có phúc khí, có đức là phúc, không có đức chính là họa,  đây chính là “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân“, ý rằng trời không thiên vị, thường giúp người lành.


Phật giáo coi Đức chính là hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện... để từ đó có được sự từ bi, hỷ xả, mang điều tốt đẹp đến cho mọi người. Hơn nữa, Đạo Phật còn có quan niệm về sự luân hồi, nghĩa là có sự nối tiếp nhân quả của Đức từ tiền kiếp trong quá khứ.

Theo lời Phật, có ba đức là Bi đức, Trí đức và Tịnh đức. Trong đó, Bi đức là tình thương bao la, là lòng trắc ẩn; Trí đức là trí tuệ cao khó có gì sánh bằng; Tịnh đức là dù ở trước mặt hay sau lưng thì tâm Phật đều vậy, không đổi thay. Như thế, tình thương, trí tuệ và sự chân thật ở con người là cốt lõi của Đức.

Con người hiện nay thường coi nhẹ đạo đức, nhìn nhận đạo đức một cách nông cạn. Hơn nữa còn cho rằng hai chữ “đạo đức” chỉ là một loại thuyết giáo, vốn không có nội hàm chân thật, chỉ nói ngoài cửa miệng mà thôi. Từ đó mà không thể thật lòng thành tín, không biết hàm nghĩa thâm sâu của đạo đức cũng như năng lượng vật chất và tinh thần to lớn của nó. Vậy nên con người hôm nay ngày càng rời xa đạo, thiết hụt đức, phúc phận mỏng manh, gặp nhiều chuyện không được như ý.

Chỉ một chữ duy nhất ẩn chứa thiên cơ, giúp con người phúc báo, tài lộc, may mắn trọn đời! Chỉ một chữ duy nhất ẩn chứa thiên cơ, giúp con người phúc báo, tài lộc, may mắn trọn đời! Reviewed by Unknown on tháng 1 13, 2017 Rating: 5

Post AD