Bí quyết Phật dạy có “phúc báo” giúp tướng mạo từ xấu hóa đẹp
Khi kiên trì thành tâm niệm Phật, hướng Phật và hành thiện theo lời Phật dạy thì nhất định có hồi báo xứng đáng.
Người ta tin rằng, ngoại hình do cha mẹ sinh ra nhưng thực sự thì xấu hay đẹp là dựa vào nghiệp báo. Theo kinh Phật, hành động quyết định tướng mạo, muốn đẹp đẽ hãy chăm làm điều thiện.
Khuôn mặt xinh đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.
Nhiều người khoan hậu có khuôn mặt có phúc, người dịu dàng lương thiện có khuôn mặt xinh đẹp. Người thô bạo, vẻ mặt hung dữ; rất nhiều phụ nữ trung niên lão niên có phẩm tính không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt, cũng gọi là tướng bạc mệnh, khắc chồng. Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Xem tướng là một loại tích lũy kinh nghiệm, tướng tùy tâm sinh, từ mặt biết tâm, từ tâm biết mệnh.
Đẹp từ trong tâm rồi sẽ được "phúc báo" đẹp cả về dung nhan Theo "Kinh Phật về sự khác nhau trong nghiệp báo", có 10 nghiệp báo khiến tướng mạo xấu. Vì vậy, có ngoại hình không ưa nhìn thì không nên trách cha mẹ, chỉ nên trách bản thân kiếp trước gieo nghiệp ác bởi hành động quyết định tướng mạo.
1. Hay giận dữ
2. Hay hiềm nghi, hận thù người khác
3. Lừa gạt, hãm hại người khác
4. Làm một số việc xấu khiến người khác sống không vui vẻ
5. Không hiếu thuận, không yêu thương, tôn trọng cha mẹ
6. Không kính trọng thánh hiền
7. Chiếm đoạt tài sản của thánh hiền
8. Có ác ý dập tắt đèn và nến trong miếu Phật
9. Lăng mạ, coi thường người có diện mạo không đẹp mắt
10. Làm việc ác, giết người, trộm cắp, dâm dật.
Tuy nhiên cũng có 9 cách khiến diện mạo xinh đẹp hơn. Muốn trở nên ưa nhìn, rạng rỡ thì chăm chỉ làm những điều dưới đây.
Vì vậy, muốn có dung mạo đẹp, trước cần nội tâm đẹp!
Một, người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, lại nhận được càng nhiều. Người có thể chịu thiệt, nhân duyên nhất định sẽ tốt, nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều. Mỗi người khi còn sống, có thể nắm bắt một hai lần cơ hội là đủ!
Hai, người thích chiếm phần hơn, cuối cùng chẳng chiếm được bao nhiêu, nhặt được một ngọn cỏ, mất đi một rừng cây. Người mà vừa đến lúc tính tiền liền kiếm cớ đi việc khác hoặc móc hoài không ra tiền, cơ bản đều là những người không có thành tựu gì.
Ba, người có ánh mắt tiểu nhân, tâm địa nhỏ hẹp. Lúc bạn bè hội tụ, nói ra ba câu, đều không thoát khỏi chuyện cá nhân, người này chính là ốc sên chuyển thế, nội tâm hư không, ích kỷ. Trong nội tâm chỉ có chuyện nhà mình, những chuyện khác liền không liên quan đến anh ta.
Bốn, chỉ có tiếc duyên mới có thể tục duyên, tức là vun bồi duyên phận. Trên đường đời, nhiều người chúng ta gặp, thật ra đều có duyên mới gặp được nhau, hơn một nửa người thân chính là bạn tốt trong đời trước, còn bạn tốt thì hơn một nửa là người thân trong đời trước, mang đến phiền muộn cho bạn vì hơn một nửa là người bạn đã từng gây tổn thương. Vì vậy cần nhớ: Đối xử tử tế với người thân, quan tâm người bên cạnh, khoan dung những người làm bạn tổn thương, vì đây đều là nhân quả.
Năm, nội tâm vô khuyết gọi là phú, có thể bao dung người khác gọi là quý. Luôn vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực.
Sáu, biện pháp giải quyết phiền muộn tốt nhất, chính là quên nó đi.
Bảy, tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì (cười nhìn gió mây nhạt, ngồi trông áng mây trôi).
Không giành là từ bi, không biện là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.
Tám, nội tâm không loạn, không khổ vì tình, không sợ tương lai, không giữ quá khứ.
Chín, kiếp này, bất kể thứ gì cũng sẽ không mang đi được, vậy nên hãy sống với hiện tại, cười với hiện tại, và hãy ngộ ngay bây giờ!
Bí quyết Phật dạy có “phúc báo” giúp tướng mạo từ xấu hóa đẹp
Reviewed by Unknown
on
tháng 1 08, 2017
Rating:
Post a Comment