Tư thế ngủ nào có lợi cho việc hồi phục vết thương sau sinh
Tư thế ngủ nào có lợi cho việc hồi phục vết thương sau sinh : Trong thời kỳ mang thai, do dạ con ngày càng lớn lên, khi ngủ các bà mẹ duy trì nằm nghiêng sang trái sẽ rất thích hợp và không ảnh hưởng gì đến tuần hoàn máu trong cơ thể. Đến khi sinh nở xong, các mẹ quá đỗi mệt mỏi càng cần phải đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, giúp cơ thể sớm hồi phục. Nắm chắc một tư thế ngủ chính xác có công hiệu rõ rệt đối với việc sớm hồi phục của các bà mẹ.
Như vậy, sau khi sinh các mẹ áp dụng tư thế
ngủ nào?
Khi mang bầu các mẹ ngủ nghiêng trái là tốt nhất |
Trước tiên phải xem sự thay đổi của cơ thể
người mẹ sau sinh, một mặt do trong quá trình sinh có thể tạo ra các vết
thương do rạch âm hộ, khi nghiêm trọng thậm chí còn có thể rạch tử cung và âm đạo,
điều này sẽ gây ra cho người mẹ một vết thương đau đớn không thể tránh được sau
khi sinh.
Phẫu thuật làm mổ âm hộ và phẫu thuật mổ cũng sẽ tạo ra những vết
thương, nếu tư thế ngủ không đúng, không những không có lợi đối với sự lành khỏi
vết thương mà còn sẽ khiến các bà mẹ đau đớn quay ngang quay ngửa khó ngủ. Mặt
khác, sau khi sinh, các bà mẹ do tuyến sữa bắt đầu tiết sữa, hai bầu sữa càng
căng đầy hơn, lúc này nếu không chú ý bảo vệ, một chút không cẩn thận sẽ dẫn đến
tắc sữa , gây ra viêm tuyến sữa cấp tính, tư thế ngủ không đúng thường sẽ gây tổn
thương cho bầu sữa. Cho nên sau khi
sinh, tư thế ngủ các bà mẹ nhất định cần phải suy nghĩ đến 2 vấn đề, đó là việc
lành khỏi vết thương và việc tiết sữa.
Các chuyên gia khuyên mẹ sau sinh nên nghiêng về bên phải |
Các chuyên gia khuyên rằng, các bà mẹ sau sinh nên nằm nghiêng về bên phải ngủ. Bởi vì nằm nghiêng ngửa không thuận lợi
cho việc máu đẻ được đào thải ra ngoài thuận lợi, còn nằm sấp càng tạo sức ép
cho bầu sữa; song tư thế nằm nghiêng bên phải lại có thể thúc đẩy máu tụ trong
các vết thương chảy ra, không dẫn đến việc phù huyết do tích tụ bên trong, ảnh
hưởng đến việc lành khỏi vết thương, ngoài ra cũng có thể phòng tránh màng
trong dạ con trong máu đẻ rách thành từng mảng chảy vào vết thương, sau này gây
ra chứng dị vị màng trong dạ con. Đợi sau 4 -5 ngày vết thương lành hơn, khi
máu đẻ khó có thể chảy và, lúc đó có thể
thay đổi vị trí nằm trái , phải.
Chú ý không được bé ngậm bầu sữa mẹ khi ngủ, tránh bầu sữa mẹ che bịt lỗ
mũi bé, dẫn đến tắc thở, hoặc khi người mẹ trở mình có thể đè lên làm thương
bé. Các chuyên gia khuyên rằng hãy chuẩn bị cho bé giường riêng, đặt cạnh giường
mẹ, vừa thuận tiện chăm sóc sau sinh vừa có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.
Tư thế ngủ nào có lợi cho việc hồi phục vết thương sau sinh
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 01, 2016
Rating:
Post a Comment