Header AD

Tắm nước nóng theo cách này, mẹ bầu sẽ không lo thai nhi bị dị tật

Ngâm mình trong bồn nước ấm sẽ rất tuyệt vời, giúp cơ thể mẹ bầu được thoải mái, thư giãn nhưng mẹ cần lưu ý với nhiệt độ nước, thời gian tắm để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng.



Sau khi mẹ mang bầu, chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên nên làm việc này, không nên làm thế kia và trong số đó có cả chuyện tắm gội. Bà bầu thường được khuyên không nên tắm nước quá nóng vì sẽ khiến nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng cao gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng. Vậy làm thế nào để mẹ vẫn cảm thấy thoải mái khi tắm nước nóng mùa đông mà không lo ảnh hưởng xấu đến em bé?

Cách kiểm tra nhiệt độ nước khi tắm

Theo các chuyên gia, nhiệt độ nước tắm ở bồn tắm hoặc tắm hơi không nên vượt mức 32 độ C. Để kiểm tra nhiệt độ nước tắm, bạn có thể sử dụng nhiệt kế đo nước tắm để pha nước cho mức nhiệt phù hợp.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể kiểm tra bằng cách dùng khuỷu tay hoặc cẳng tay – những khu vực nhạy cảm trên cơ thể để xem nước đã ấm đủ vừa chưa. Nếu da của bạn chuyển sang màu đó có nghĩa là nước quá nóng và mẹ cần pha thêm nước lạnh hoặc chờ nước nguội hơn.

Nên tắm trong bao lâu?

Tắm trong thời gian mang bầu chỉ nên kéo dài từ 10-15 phút. Mẹ ở trong bồn nước ấm quá lâu có thể khiến cơ thể tăng nhiệt, không tốt cho em bé và sức khỏe của người mẹ.

Ngoài ra, trong thời gian tắm, để tránh hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi, mẹ nên để bên cạnh mình một ly nước để uống khi cần.

Vì sao mẹ bầu không nên tắm nước quá nóng?

- Theo Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ, phụ nữ mang bầu nên tránh tắm nước quá nóng, tắm hơi trong cả 3 quý thai kỳ.

- Mẹ mang bầu thường có xu hướng bị căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu tiếp xúc thêm với môi trường có nhiệt độ cao sẽ gây ra các biến chứng và rủi ro cho sức khỏe thai nhi.

- Việc sử dụng bồn nước tắm quá nóng khi mang thai cũng được cho là liên quan đến các vấn đề về não và dị tật cột sống ở thai nhi. Các chuyên gia cũng cho rằng việc tiếp xúc với nhiệt độ nóng trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ nứt đốt sống ở thai nhi.

- Một nghiên cứu được thực hiện năm 1992 cũng đã tiết lộ, việc tiếp xúc với nhiệt độ cao ở quý đầu thai kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

- Một số nghiên cứu cũng chỉ ra mẹ bầu tắm nước nóng còn có liên quan đến nguy cơ sảy thai.

- Khi tắm hơi, mẹ bầu sẽ ra nhiều mồ hôi, làm tăng nguy cơ mất nước, hạ đường huyết nên có thể khiến bà mẹ bị chóng mặt, giảm nguồn cung cấp máu đến thai nhi.


Lưu ý khi bà bầu tắm nước nóng, tắm hơi mùa đông

- Chỉ nên tắm từ 10-15 phút

- Nhiệt độ nước tắm, phòng tắm không quá 32 độ C

- Khi nhận thấy dấu hiệu chóng mặt, vã mồ hôi, khó chịu cần dừng tắm ngay

Lợi ích của việc tắm nước ấm khi mang bầu

Nếu mẹ tuân thủ những quy định về việc tắm gội trên thì việc tắm nước đủ ấm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

- Là phương pháp tốt để giúp cơ bắp bớt đau nhức, mệt mỏi đặc biệt là bộ phận lưng và chân, giúp mẹ thư giãn và ngủ ngon.

- Tắm nước ấm còn giúp giảm chứng phù nề ở chân, mắt cá chân.

- Giúp giảm cơ co thắt giảm, giúp mẹ bầu giảm đau.

- Người ta cũng cho rằng việc ngâm mình trong bồn nước ấm còn giúp tăng dịch ối với những người có lượng nước ối thấp. 

Tắm nước nóng theo cách này, mẹ bầu sẽ không lo thai nhi bị dị tật Tắm nước nóng theo cách này, mẹ bầu sẽ không lo thai nhi bị dị tật Reviewed by Unknown on tháng 12 31, 2016 Rating: 5

Post AD