Header AD

Tại sao Phật lại nói: ‘Điều ý nghĩa nhất của sinh mệnh con người chính là quay trở về’

Sống trong cuộc đời, ai ai cũng phải tranh đấu ngược xuôi để có tiền quyến, danh lợi… Nhưng đến khi hai mắt khép lại, bao nhiêu phấn đấu cả cuộc đời cũng chìm vào hư ảo. Của cải ấy, ‘khi sinh không đem đến, khi tử không mang theo’. Vậy thì điều gì mới là ý nghĩa nhất với sinh mệnh đời người?


Câu chuyện sau đây sẽ là câu trả lời cho điều đó.

Năm 1921, Lewis Lawes trở thành giám đốc nhà tù nổi tiếng khủng khiếp ở Mỹ. Catherine, vợ của Lawes là một phụ nữ đặc biệt. Lúc Lawes tiếp quản nhà tù, Catherine vẫn còn khá trẻ dù họ đã có ba đứa con. Khi đó tình trạng trại giam khá hỗn loạn và nguy hiểm, ai cũng khuyên can, song họ không ngăn được bà thường xuyên đến đó.

Dường như bà không thấy có bất kì sự nguy hiểm nào khi đối diện với các tù nhân, mặc dù nhà tù nơi chồng bà cai quản nối tiếng về những tù nhân bất trị, đã phạm những tội ác đáng sợ.

Đây là nơi giam giữ các tù nhân cực kỳ nguy hiểm. (Ảnh youtube)

Các tù nhân thường thấy bà đến, gương mặt bình thản, thân thiện, bà đẹp và dịu dàng, mỗi căn phòng nơi giam giữ các phạm nhân bà đều ân cần dừng lại, hỏi thăm, chia sẻ với họ đôi câu chuyện.

Một hôm, nhà tù tổ chức giải đấu bóng rổ, bà đưa 3 con nhỏ của mình đến xem, bà còn không ngần ngại ngồi xem trận đấu chung với các tù nhân. ‘Vợ chồng tôi đều rất quan tâm đến họ. Và tôi tin họ cũng sẽ quan tâm đến chúng tôi. Tôi không thấy có điều gì cần đáng lo cả.’ – Bà nói khi ai đó lo ngại cho bà.

Trong số tù nhân có một người mù, từng bị kết tội giết người, Catherine đã đích thân đến thăm anh ta. Bà cầm tay người tù hỏi:

– Anh có được học chữ dành cho người mù không?

– Người mù đọc chữ là sao, tôi không hiểu? – Anh ta trả lời.

Vậy là bà bắt đầu dạy anh ta chữ nổi. Nhiều năm sau, anh vẫn thường khóc mỗi khi nhắc đến bà.

Một người tù khác bị câm điếc, Anh không thể giao tiếp với mọi người. Thế là bà lặn lội đi học ngôn ngữ cử chỉ để về dạy cho anh. Trong gần 20 năm, bà thường xuyên lui tới nhà tù để giúp đỡ các tù nhân.

Nhưng không may, một ngày khi đang trên đường bà bị tai nạn giao thông và qua đời. Lawes phải lo đám tang cho vợ nên vắng mặt và một người khác đã tạm thời quản lý nhà tù thay ông.

Ngay lập tức, đã có chuyện không ổn xảy ra. Một đám đông tù nhân đã tập trung ở cổng lớn vào buổi sáng hôm mai táng Catherine, nhất định không chịu giải tán, trong đó có cả những tù nhân hung dữ với tội ác tày trời. Nhiều người trong số họ đã rơi nước mắt.


Hiểu được tình cảm họ dành cho Catherine, người quản trại tạm thời nói:

– Được rồi, các anh có thể đi tiễn Catherine, nhưng nhớ quay về trại trước khi trời tối.

Sau đó, ông ra lệnh mở cổng chính để tất cả tù nhân đến nhà Lawes nhìn mặt Catherine lần cuối. Không có bất kỳ giám thị nào đi theo họ cả. Dòng người xếp hàng ngay ngắn, đi bộ suốt gần một dặm đến nhà Lawes. Đêm ấy, họ trở về đông đủ, không thiếu một ai.

Mạnh Tử – Một học trò xuất sắc của Khổng Tử có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Nghĩa là bản tính nguyên sơ của mỗi người trong chúng ta đều là lương thiện. Thế nên chúng ta thường thấy mỗi đứa trẻ khi mới sinh ra đều đẹp tựa thiên thần.

Mạnh Tử đã từng nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”.

Nhưng rồi trong dòng xoáy cuộc đời, trải qua bao năm tháng biến động, tranh đấu, bon chen, nhiều người trong họ có thể đã biến đổi thành tàn ác, xấu xa. Người đời cũng không ai muốn tôn trọng hay yêu mến họ nữa.

Vậy tại sao Catherine có thể đối xử với họ như thế? Tại sao bà không thấy sợ, khinh bỉ hay căm ghét những người đã phạm phải lầm lỗi đáng sợ hoặc đáng khinh.


Chẳng phải trong lòng bà không hề nghĩ chi đến những tội ác họ đã từng phạm phải, chẳng phải bà chỉ nhìn thấy ở họ một sinh mệnh vốn dĩ là lương thiện và bà tin rằng cái cội rễ ấy vẫn ở sâu thẳm trong tâm hồn họ và không bao giờ mất hẳn.

Chẳng phải bà hiểu rằng, không ai hoàn mỹ, ai cũng có thể mắc sai lầm. Có thể lớn, có thể nhỏ. Nhưng nếu chỉ nhìn vào sai lầm hay cái xấu của người khác thì trong tâm trí ta cũng chỉ tràn ngập bóng tối của những thứ xấu mà thôi. Và điều đó cũng không thể khiến họ tốt hơn hay khác đi.

Điều quan trọng hơn cả sự trả giá, là sự biết nhìn lại, nhận ra và ‘phản bổn quy chân’, quay trở về với bản tính thuần thiện trong trẻo mà mỗi chúng ta đều đã từng có và có thể đã đánh mất trong những năm tháng đầy biến động của cuộc đời.

Nhà tù có thể giam giữ thân thể, nhưng bao dung và từ bi mới cứu chuộc được tâm hồn. Mới có thể thực sự đưa con người từ địa ngục trở về và thấu hiểu đến tận cùng giá trị của tình yêu thương, sự chân thành, tấm lòng lương thiện.

Những điều trao đi, chính là những gì sẽ nhận lại

Những người tù ấy, vào buổi sáng trên con đường đến tiễn đưa Catherine, trong tâm hồn họ chẳng phải sẽ tràn ngập ánh sáng chiếu rọi từ thiên đường, nơi tình yêu, sự chân thành, nhân hậu mà bà đã dành cho họ. Và chẳng phải cái mầm thiện lành bà đã gieo vào tâm hồn họ trong những năm tháng bà còn sống, bằng những ân cần, trìu mến và bao dung ấy đã nảy nở và đơm hoa trong tâm hồn những con người tội lỗi.

Và ngay khi chẳng có quản ngục nào đi theo, chẳng có song sắt nào giam giữ thì chính sức mạnh vô hình ấy đã khiến họ không bao giờ làm điều xấu, đã không có tù nhân nào bỏ chạy. Bởi vì họ sẽ sống xứng đáng với sự từ bi, cao thượng mà bà dành cho họ.

Phật gia cho rằng: ‘Điều ý nghĩa nhất của sinh mệnh đời người chính là quay trở về, trở về với bản tính thuần chân nguyên sơ trong mỗi người.‘ Và rằng, Chân – Thiện – Nhẫn là cội nguồn của những điều tốt đẹp..

Có Nhẫn mới có thể tha thứ, bao dung với lỗi lầm của người khác, có Thiện mới có thể đem điều tốt lành trao cho người khác, có Chân mới có thể làm mọi việc từ đáy lòng mà không giả tạo.

Hãy giữ gìn và vun xới hạt mầm tốt đẹp đó trong lòng mỗi con người, bởi vì không phải chính trị, tiền bạc, dầu mỏ, kim cương mà chính cội nguồn sâu thẳm tạo nên sinh mệnh và vũ trụ ấy mới có thể cứu rỗi thế giới này.

Tại sao Phật lại nói: ‘Điều ý nghĩa nhất của sinh mệnh con người chính là quay trở về’ Tại sao Phật lại nói: ‘Điều ý nghĩa nhất của sinh mệnh con người chính là quay trở về’ Reviewed by Pham Minh on tháng 12 24, 2016 Rating: 5

Post AD