Header AD

Siêu âm trước khi sinh: Điểm mốc quan trọng giúp mẹ “vượt cạn” an toàn

Thông thường, mẹ có 3 mốc siêu âm quan trọng trong thai kỳ: tuần 12, 22, 32. Tuy nhiên, mẹ nên đi siêu âm trước khi sinh thêm một lần nữa để bác sĩ tiên lượng được cuộc sinh của mẹ nhé.


Siêu âm trước khi sinh

Siêu âm trước khi sinh sẽ được thực hiện tại bệnh viện mà mẹ đăng ký sinh. Thông thường, khi làm hồ sơ sinh, mẹ sẽ được bác sĩ hẹn khám vào một trong những tuần cuối thai kỳ để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ của mẹ.

Trong lần siêu âm cuối cùng này, bác sĩ sẽ kiểm tra đầy đủ các thông tin sau:

- Ngôi thai như thế nào? Thuận hay ngược?

- Nước ối có nhiều hay ít không? Chỉ số nước ối có bình thường không?

- Vị trí bánh nhau: có bám thấp không?

- Tình trạng dây rốn: có bị quấn cổ thai nhi hay thắt chặt không?

- Nhịp tim thai, lượng oxy, dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi có ổn định không?

- Cân nặng thai nhi: to hay đúng tiêu chuẩn.

- Các thông số về sự phát triển của bé: chiều dài, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng bụng, đường kính trước và sau bụng, đường kính ngang bụng, chiều dài xương ống tay,…

- Tuổi thai, từ đó tiên lượng ngày dự sinh chính xác.

- Sự chuyển động của thai nhi (thai máy) có hoạt động bình thường không?

- Tình trạng khung chậu, tử cung, cổ tử cung của mẹ có đảm bảo đủ điều kiện sinh thường hay không?

Từ những thông tin này, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ phương pháp sinh thường hay sinh mổ và hẹn mẹ lịch sinh (nếu là sinh mổ).

Siêu âm thai cần được thực hiện tại bệnh viện

Những xét nghiệm mẹ cần thực hiện trước khi sinh

– Công thức máu: Đây là xét nghiệm giúp bác sĩ nắm rõ về tình trạng máu của mẹ, bao gồm: thiếu máu, số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, máu khó đông, nhóm máu, chỉ số đường huyết…

– Nước tiểu: Với nước tiểu, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng viêm nhiễm, vi khuẩn, chỉ số đường, protein niệu đạo,… để xem mẹ có nguy cơ mắc phải các biến chứng thai kỳ như tiểu đường, tiền sản giật,… không.

– Phết trực tràng và âm đạo để tầm soát nguy cơ nhiễm liên cầu nhóm B, loại vi khuẩn có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

– Non-Stress test: Là một thử nghiệm giúp đo nhịp tim thai, sự chuyển động của thai, hoạt động của tử cung để kiểm tra xem có bị suy thai không. Xét nghiệm này thường được thực hiện cho những thai phụ có nguy cơ cao hoặc thai già tháng.

Trước khi sinh mẹ cần thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe

– Sàng lọc kháng thể: Xét nghiệm này nhằm xác định nhóm máu của mẹ có mang yếu tố Rh âm không. Nếu đứa con mang yếu tố Rh dương thì cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại Rh dương (yếu tố D). Điều này dẫn đến tình trạng bất đồng nhóm máu mẹ con ở lần mang thai tiếp theo. Do đó, nếu mẹ thuộc nhóm Rh âm thì cần tiêm kháng thể chống yếu tố D.

– Fibronectin của bào thai: Đây là xét nghiệm để loại trừ nguy cơ sinh non và chỉ nên thực hiện khi mẹ có triệu chứng sinh non.

– Chọc dò túi ối: Xét nghiệm này cũng được thực hiện trong trường hợp mẹ có nguy cơ sinh non, nó sẽ giúp bác sĩ biết được sự phát triển phổi của bé.

– Các xét nghiệm bệnh truyền nhiễm dành cho những mẹ có nguy cơ cao như: HIV, viêm gan B, lậu, giang mai,….

Siêu âm trước khi sinh: Điểm mốc quan trọng giúp mẹ “vượt cạn” an toàn Siêu âm trước khi sinh: Điểm mốc quan trọng giúp mẹ “vượt cạn” an toàn Reviewed by Unknown on tháng 12 26, 2016 Rating: 5

Post AD