Header AD

Sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh các bà mẹ phải thay đổi ngay

Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh sau đây có thể khiến bé ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí nguy hại tới tính mạng.

Sưởi ấm cho trẻ sơ sinh bằng than
Một thói quen và tập quán tồn tại từ xưa tới nay ở một số vùng là phụ nữ sau khi sinh nằm than, dưới gầm giường là một chậu than để sưởi, đặc biệt là chị em vùng sâu, vùng xa, sinh con vào mùa lạnh. Theo quan niệm trước đây, khi sinh con  người mẹ mất đi một lượng máu ít nhất là 300ml. Do vậy người mẹ sẽ yếu và lạnh hơn so với bình thường. Mặt khác khi mang thai, tim, mạch máu, cơ,  phổi của người mẹ phải tăng cường hoạt động để nuôi thai nhi. Sau khi sinh, các trạng thái này bị cắt đột ngột làm cơ thể người mẹ có sự dao động và thân nhiệt hạ xuống. Do đó người mẹ phải nằm than để người mẹ ấm lại, máu huyết lưu thông, tuần hoàn máu tốt hơn. Cũng có quan niệm cho rằng nằm than cũng sẽ giúp cho người mẹ và trẻ cứng cáp hơn. Lâu dài về sau, người mẹ không bị đau nhức mình mẩy, không bị lạnh run.

Nằm than có thể hại cả mẹ và bé

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học  cho thấy rằng, khi than bố lên sẽ bố lên một lượng khí cacbonic mà người mẹ thường nằm trong căn phòng kín gió. Nếu người mẹ có sức đề kháng tốt, có thể không bị ảnh hưởng khí cacbonic,  nhưng với trẻ sơ sinh, nếu hít phải khí cacbonic sẽ dễ bị ngạt, nặng hơn có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, não của trẻ…Ngoài ra, người thân không phải lúc nào cũng rảnh rỗi đê ngồi canh mẻ lửa than nên có khi quá nóng hoặc có khi quá nguội. Người mẹ vừa quen với ngưỡng nóng thì lửa lại tàn thì  lại làm cho người mẹ lạnh hơn. Trạng thái quá nóng rồi lạnh bất thường không tốt cho sức khỏe người mẹ và trẻ sơ sinh. Đáng nói hơn là nằm than rất nóng, có thể khiến da trẻ sơ sinh bị bỏng vì da trẻ rất mỏng manh. Nằm than trong thời mùa hè oi bức sẽ khiến cho trẻ mụn rộp. Nếu không chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh thì trẻ dễ bị nhiễm trùng da, nằm than sau khi sinh làm tăng tiết mồ hôi, khiến cả người mẹ và trẻ đều bị mất nước.
Mặt khác chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng nằm than sẽ khiến cho người mẹ khỏe mạnh và cứng cáp hơn…Cần biết rằng  những bệnh lý sau sinh như đau lưng, hay quên…Đều bắt nguồn từ tình trạng dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, lao động chân tay chưa hợp lý của người mẹ trong quá trình mang thai và sau khi sinh gây ra.

Mặc dù ít gặp trường hợp người mẹ và trẻ nằm than bị ngạt do khí cacbonic dẫn tới tử vong, nhưng đã có nhiều trường hợp  người mẹ và trẻ phải nằm nhập viện vì nằm sưởi than. Người mẹ bị lở lưng, trẻ bị bỏng, mụn rộp nổi lên khắp người, nhiễm trùng da và lan sang các bộ phận khác. Vì vậy, thay vì nằm sưởi than, người mẹ cần vận động sớm, với động tác thật nhẹ nhàng  để máu huyết được lưu thông tốt, không bị tắc nghẽn mạch máu, các cơ sớm phục hồi, hiện tượng nhão  cơ ít xảy ra, da không bị nhăn. Nếu muốn giữ ấm cho trẻ và người mẹ, có thể sử dụng bóng đèn tròn đặt dưới gầm giường nhưng nên nhớ phải điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa, không quá nóng.
Quấn trẻ quá chặt:
Ngay khi em bé vừa sinh ra, nhiều bà mẹ thường dùng vải, chăn quấn chặt tay chân và quanh người trẻ sơ sinh vì sợ trẻ bị giật mình hay khi lớn lên chân bị vòng kiềng…Thực ra các này là phi khoa học, những lớp vải quấn chặt sẽ khiến cho em bé không được tự do hoạt động, hít thở khó khăn, đồng thời còn cản trở quá trình trao đổi chất cua da và ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường  của hệ thống thần kinh. Quấn tã quá chặt cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó thở và ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống thần kinh.
Mặc cho trẻ quá nhiều quần áo vì sợ lạnh
Các bà mẹ thường mặc rất nhiều quần áo cho trẻ mới sinh bởi nghĩ rằng trẻ đang trong  bụng mẹ ấm áp nên ra ngoài sẽ cảm thấy rất lạnh. Thực tế việc mặc quần áo cho trẻ nên tùy theo thời tiết. Quần áo mặc quá  nhiều không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Khung điều tiết thân nhiệt trong  đại não của trẻ còn chưa hoàn thiện, công năng thải mồ hôi và tản nhiệt yếu, năng lực phản ứng tương đối kém. Trẻ sẽ bị sốt nóng, toàn thân toát mồ hôi, nếu để lâu mất nước , rối loạn chất điện giải, thậm chí xảy ra thiếu oxy gây phù não. Y học gọi đó là chứng bí nhiệt ở trẻ sơ sinh. Theo các thống kê ty lệ tử vong ở hội chứng này là 17 – 30 %. Khoảng 12 % số bệnh nhân bị dị chứng tê liệt não, tri lực kém và động kinh.

Mặc quá nhiều quần áo cho trẻ nhỏ
Do vậy, các bậc cha mẹ muốn chăm sóc cho trẻ đúng cách nên tùy theo nhiệt độ không khí để kịp thời thêm bớt quần áo cho trẻ. Nếu sắc mặt trẻ bình thường, tú chi ấm và không đổ mồ hôi nghĩa là không cần phải thay đổi gì. Nếu trẻ có hành vì khác thường  hoặc đổ mồ hôi trên mặt, trên trán, thân nhiệt trên 37,5 độ C thì chứng tỏ trẻ mặc quần áo quá nhiều. Nếu thấy tay chân trẻ lạnh và thân nhiệt dưới 36 độ C thì cần mặc thêm quần áo cho trẻ và tăng thêm nhiệt độ phòng. Các bà mẹ nên nhớ rằng sau vài ngày chào đời, các trẻ đã có khả năng tự điều hòa thân nhiệt, vì thế nếu vì lo lạnh mà mặc quần áo quá nhiều  thì có thể làm cho trẻ mệt. Hơn nữa nếu mặc quần áo quá nhiều và chặt cho con thì có thể làm con ngạt, tăng nguy cơ đột tử cho con.
Bạn cần nhanh chóng loại bỏ sai lầm đáng tiếc này, thường xuyên theo dõi để xem phản ứng của trẻ  ra sao và điều chỉnh lượng quần áo mặc sao cho trẻ cảm thấy dễ chịu nhất. Những dấu hiệu cho thấy trẻ quá nóng là: Mặt đỏ lên, mặt đổ mồ hôi hay khóc vì khó chịu.
Không bật quạt trong phòng của trẻ
Các bà mẹ thường cho rằng, trẻ sơ sinh không nên bật quạt trong phòng nhiều vì sợ trẻ lạnh, đây là một quan niệm sai lầm. Các nhà khoa học cho rằng, bật quạt trong phòng ngủ của trẻ làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ và làm trẻ dễ ngủ hơn. Một nghiên cứu cho thấy, khi trẻ ngủ trong phòng có quạt thông gió nguy cơ đột tử giảm đi 27% so với những trẻ không có chiếc quạt nào trong phòng. Trẻ ngủ trong phòng có cửa sổ mở cũng sẽ làm giảm nguy cơ đột tử này.
Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh được đánh giá bởi những cái chết bất ngờ, không giải thích được. Nó có thể xảy ra với trẻ trước 1 tuổi, và trong vòng 6 tháng đầu tiên. Bằng việc thông gió trong phòng, quạt có thể khiến thông gió khí cacbonic trong không gian hẹp trước miệng và mũi trẻ, giúp trẻ dễ thở hơn.
Băng kín rốn cho trẻ.

Băng kín rốn cho trẻ
Nhiều người nghĩ rằng việc băng kín rốn sẽ giúp bảo vệ rốn ở sự thâm nhập của bụi bặm, vi trùng từ môi trường xung quanh. Nhưng thực tế thì trái lại, việc băng kín rốn sẽ làm cho rốn lâu khô, và chính môi trường ẩm ướt này sẽ tạo điều kiện cho vi trùng sinh sôi nảy nở, vì thế rốn sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, khi băng kín rốn sẽ không phát hiện được sự tích tụ của mủ, máu nơi chân rốn, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng này làn rộng ra xung quanh, thậm chí biến chứng nhiễm trùng máu nguy hiểm tới tính mạng của em bé. 
Hiện nay, tổ chức y tế thế giới khuyến cáo các bà mẹ khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh không nên băng kín rốn cho trẻ. Tại Việt Nam, một nghiên cứu đã được tiến hành và nhận thấy rằng việc băng kín rốn sẽ làm rốn lâu khô, lâu rụng, tỉ lệ nhiễm trùng rốn cao hơn và khi rốn rụng rồi thì tỉ lệ để lại chồi rốn nhiều hơn. Do vậy, thực hành đúng chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh hiện nay là bạn phải để hở rốn. Trẻ được quấn tã dưới rốn và để hở rốn, rốn sẽ mau khô, không bị nhiễm trùng.
Đắp rốn với sái á phiện
Nhiều nơi vẫn tồn tại thói quen đắp rốn với sái á phiện. Đây là một quan niệm sai lầm, vì như chúng ta đã biết, cuống rốn tồn tại ở trẻ sơ sinh ngay khi chào đời và rụng trong vòng 1, 2 tuần sau sinh . Chăm sóc rốn cho trẻ không đúng cách sẽ làm cho trẻ lâu rụng rốn, nhiễm trùng hoặc thậm chí nguy hiểm tới tính mạng trẻ nếu đắp rốn bằng sái á phiện. Mặt khác, ngộ độc sai á phiện khó chẩn đoán sớm vì người nhà thường giấu giếm, không nói rõ chất thuốc đã đăp vào rốn trẻ. Loại ngộ độc này rất nặng, gây tử vong nhanh hoặc để lại di chứng não suốt đời.
Đắp rốn bằng sai á phiện ở trẻ sơ sinh được người ta sử dụng trong những trường hợp rốn trẻ bị ướt , nhiễm trùng rốn, chồi rối, có khi để làm ấm bụng. Trẻ sơ sinh bị ngộ độc sái á phiện đa phần là trẻ ở nông thôn có thân nhân không biết cách chăm sóc rốn sơ sinh hoặc một số ở thành thị. Nghiên cứu cho thấy những cách chữa trị này là do sự mách bảo, mà không qua sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Mặc dù những trẻ này đều được cứu sống , nhưng có 25% các trẻ để lại di chứng não.

Biện pháo dự phòng tích cực là tuyên truyền rộng rãi trong cộng động cách chăm sóc chân rốn trẻ sơ sinh, cũng cần thiết đưa vào chương trình huấn luyện  cho các bà mẹ trong giai đoạn tiền sản. Nhân viên y tế, nữ hộ sinh, cô đỡ vùng sâu, vùng xa, nông thôn hướng dẫn cho các bà mẹ xuất viện sau sinh để giúp cho các bà mẹ tự tịn chăm sóc rốn, tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh các bà mẹ phải thay đổi ngay Sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh các bà mẹ phải thay đổi ngay Reviewed by Unknown on tháng 12 08, 2016 Rating: 5

Post AD