Header AD

Sa dạ con sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Sa dạ con sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh: Chăm sóc sau sinh tốt để phòng bệnh sa dạ con sau sinh là những vấn đề mà không được sản phụ nào quên. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến phụ nữ sau sinh bị sa dạ con, tuy vậy hiện tượng này cũng không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm.


Sa dạ con sau sinh là gì ?

Ngoài ảnh hưởng của các cơn đau dạ con sau sinh các mẹ phải chú ý tới sa dạ con sau sinhCái gọi là sa dạ con chính là để chỉ các mô tế bào như các cơ thịt và màng cơ ở đáy xương chậu nâng đỡ dạ con cùng với các dây chằng bị tổn thương hoặc lỏng nhão quá độ, dẫn đến dạ con sa xuống dọc theo âm đạo, thậm chí toàn bộ thoát ra ngoài cửa âm đạo. Vị trí bình thường của dạ con lại là ngả về trước, cong về trước, cổ tử cung ở trên mức gai ụ ngồi.

Sa dạ con sau sinh và biến chứng rất nặng nề

Khi sinh dùng sức không thích hợp, dẫn đến các mô tế bào hỗ trợ dạ con bị lỏng nhão hoặc bị rạn nứt, sau khi sinh hoạt động quá sớm (ví dụ nhảy hoặc nâng kéo vật nặng, đứng trong một thời gian dài....) đều sẽ dẫn đến sa dạ con.

Sa dạ con trong một thời gian dài sẽ gây ra dạ con sau khi sinh chịu ma xát sẽ sưng to, viêm, ra máu, nhiễm trùng, mưng mủ. Nếu có  kèm theo bàng quang hoặc trực tràng phình to, sẽ gây ra tình trạng số lần tiểu tiện, đái rắt hoặc đại tiện gặp nhiều khó khăn, thậm chí sẽ dẫn đến ống dẫn nước tiểu tích nước, tích nước trong bể thận, xảy ra nhiều lần sẽ khiến đường tiết niệu nhiễm trùng, nguy hại cực lớn.

Tự kiểm tra triệu chứng sa dạ con

Các bà mẹ mắc chứng sa dạ con, bụng dưới, âm đạo và âm hộ thường có cảm giác nặng trĩu, đồng thời thường cảm thấy mỏi lưng. Trong y học, sa dạ con phân thành ba cấp độ 1, 2, 3. Sa dạ con độ 1 thuộc vào tình trạng sa dạ con nhẹ, đa số không có cảm giác gì, không nhất thiết chữa trị, chú ý nghỉ ngơi có thể hồi phục; sa dạ con độ 2, trước tiên cần phải để dạ con ở ngoài quay về bên trong âm đạo, sau đó nằm trên giường nghỉ ngơi, đồng thời uống thuốc đông y bổ sung khí huyết; sa dạ con độ 3 là nghiêm trọng nhất, toàn bộ dạ con nằm ngoài âm đạo, nhất định phải tới bệnh việm kịp thời chữa trị.

Sa dạ con cấp độ 3 cần kịp thời tới bệnh viện

Khi sinh cần phải sử dụng sức hợp lý dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ, để tránh làm tổn thương cơ đáy xương chậu và màng cơ.

Hướng dẫn phòng sa dạ con

Trong thời kỳ kiêng cữ sau sinh cần chú ý nghỉ ngơi, trước khi dạ con hồi phục lại như cũ, không thể nóng vội thực hiện những vận động giảm béo sau sinh mạnh. Có thể theo hướng dẫn của bác sỹ, thực hiện một số bài tập thích hợp trong thời kỳ sau sinh, thúc đẩy dạ con hồi phục như cũ.

Trong thời gian  ở cữ nếu sinh ra các triệu chứng ho, táo bón mãn tính, nên sớm điều trị, để tránh khi phát bệnh lại càng gây sức ép lên bụng , gây ra hoặc làm trầm trọng thêm độ sa dạ con.

Các bà mẹ sau khi sinh, cần phải có ít nhất bốn mươi hai ngày nghỉ ngơi, tốt nhất là đến sáu mươi ngày. Nghỉ ngơi trong thời gian kiêng cữ sau sinh tốt nhất nên giữ tư thế nằm nghiêng sang bên phải , sau khi vết thương hồi phục có thể đổi tư thế nằm trái phải, không được chỉ nằm ngửa, mặt hướng lên trời, để phòng tránh hậu dạ con nghiêng, khiến dạ con thoát ra.

Chăm sóc sau sinh để dạ con co lại nhanh hơn đòi hỏi sự giúp đỡ rất nhiều từ phía chồng và gia đình. Nếu chăm sóc không tốt nhiều sản phụ có thể gặp phải những biến chứng không ngờ của sa dạ con, khi đó gia đình cần kịp thời đưa các sản phụ tới bệnh viên để các bác sỹ can thiệp.
Sa dạ con sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh Sa dạ con sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh Reviewed by Unknown on tháng 12 01, 2016 Rating: 5

Post AD