Header AD

Phòng ngừa sẩy thai ở mẹ bầu

Tình trạng mẹ bầu không giữ được thai nhi qua khỏi tuần thứ 20 của thai kỳ thì được gọi là sẩy thai. Tỷ lệ sẩy thai chiếm 1/5 tổng số thai phụ. Và đa số các thai phụ bị sẩy thai vào ba tháng đầu tiên của thai kỳ.


Nguyên nhân gây sẩy thai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sẩy thai. Đa số các trường hợp bị sẩy thai là do các vấn đề về gen. Đó có thể là do sự xuất hiện của một nhiễm sắc thể là trong gen hay là sự sai lạc của nhiễm sắc thể trong quá trình hình thành hợp tử. 

Thống kê cho thấy nếu mẹ ở độ tuổi 35 trở lên thì dễ bị sẩy thai hơn do gặp các rắc rối về gene nhiều hơn.


Một số trường hợp sẩy thai do các chấn thương bên ngoài hay bị viêm nhiễm.

Một số khác bị sẩy thai do mẹ có những bất thường trong cơ quan sinh sản như u xơ cổ tử cung, những bất thường trong nội tiết tố của người mẹ khi bị mắc một số bệnh như tiểu đường... Hay đơn giản là vì cơ thể người mẹ suy nhược không thể giữ được thai nhi.

25% các trường hợp bị sẩy thai hiện nay vẫn chưa kết luận được nguyên nhân.

Các dấu hiệu cảnh báo bạn có thể sẩy thai

Nếu bạn bị xuất huyết âm đạo, không cảm nhận được thai máy, tử cung trở nên gò cứng… thì đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị sẩy thai. Do đó bạn cần đến ngay bệnh viện để được chuẩn đoán và theo dõi.

Sẩy thai có ba mức độ là dọa sẩy thai, sẩy thai và thai lưu. Khi được chuẩn đoán có nguy cơ bị sẩy thai bạn nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ, không nên lao động và kiêng giao hợp…

Phòng tránh sẩy thai

Hiện nay chưa có cách nào phòng tránh tình trạng sẩy thai xảy ra. Nhất là đối với những trường hợp sẩy thai tự nhiên và không rõ lý do nhất định. Vì vậy để giảm tối thiểu tình trạng sẩy thai ở mẹ bầu các lưu ý dưới đây nên được tuân theo:

Rượu, thuốc lá và cafein


Hút thuốc và uống rượu trong thai kỳ khiến cho nguy cơ sẩy thai tăng lên. Nếu không, nó cũng khiến cho thai nhi chậm phát triển về não bộ và tim mạch. 

Riêng đối với thuốc lá mẹ còn cần tránh ngay khỏi môi trường có khói thuốc để khỏi bị hút thuốc thụ động.

Cafein ảnh hưởng đến lượng canxi, sắt và làm nặng gánh cho thận, tim của bé. Vì vậy đây cũng là chất cần tránh trong thai kỳ. Cafein phổ biến trong các thực phẩm như cà phê, chocolate….

Quan tâm chế độ ăn uống:

Các thực phẩm chứa nhiều dầu hay các chất phụ gia đều không tốt cho mẹ bầu. Nhưng những thực phẩm chứa nhiều đường và dễ gây béo phì cũng không tốt cho mẹ bầu. Đừng để bạn quá gầy nhưng cũng đừng khiến bạn trở nên quá béo. Tất cả sự bất thường trong chế độ dinh dưỡng của bạn: không lành mạnh, không cân bằng, quá ít hay quá nhiều đều có thể tạo thành những nguy cơ sẩy thai


Giày cao gót và quần áo quá chật:

Giày cao gót là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ khiến thai phụ bị sẩy thai vì các chấn thương bên ngoài. Việc đi lại dễ dàng mất trọng tâm và té ngã nếu mẹ bầu lênh khênh trên đôi giày cao 10cm. 

Hơn nữa quần áo quá chật chội cũng khiến cho cơ thể mẹ mệt mỏi và vô tình cũng gây chèn ép lên thai nhi.

Thời trang trong giai đoạn bầu bí quan trọng nhất là phải thực thoải mái cho mẹ bầu.

Không nhất thiết phải vận động trong thai kỳ:

Mặc dù vận động trong thai kỳ được khuyến khích để nâng cao sức khỏe cho mẹ và dễ dàng sinh nở. Nhưng nếu mẹ có vấn đề về sức khỏe thì không nhất thiết phải cố tập. Biểu hiện phổ biến nhất của việc không thể thích ứng với việc vận động là bạn cảm thấy buồn nôn hay chóng mặt.

Tuyệt đối đừng mang vác nặng:

Dù với bất cứ lý do gì thì bạn cũng không nên mang vác nặng trong thai kỳ. Kể cả với những đồ vật chỉ nặng từ 3 đến 5kg thì mẹ cũng nên cân nhắc khi khuân chúng.

Đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ khi cơ thể của mẹ đã trở nên nặng nề với bụng bầu và thiếu linh hoạt thì mẹ cũng đừng nên ẵm bồng trẻ nhỏ.

Đừng tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao:

Môi trường có nhiệt độ tăng cao khiến mẹ dễ bị sẩy thai hơn. Nhất là việc ngâm mình trong nước nóng còn có thể khiến thai nhi bị khuyết tật. Vì vậy mẹ bầu nên tránh xa các nơi nóng bức và cả việc tắm hơi hay tắm nước nóng.

Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm:

Bất cứ các bệnh truyền nhiễm nào mẹ bầu cũng nên tránh xa dù cho đó là bệnh cảm xoàng hay quai bị, thủy đậu, rubella… Nguy cơ thai nhi bị tổn thương như dị tật hay sẩy thai có thể xảy ra nếu mẹ mắc bệnh trong thai kỳ.

Việc tiêm phòng vắc xin cần thiết, khám sức khỏe, tầm soát bệnh tật và khám thai đều đặn thường xuyên đều là những việc mẹ cần làm để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Nếu mẹ đã có tiền sử sẩy thai thì không nên có thai lại sau đó ngay lập tức. Mẹ nên đợi khoảng 6 tháng sau đó để cơ thể được hồi phục lại bình thường và sẵn sàng cho việc mang thai lại.

Phòng ngừa sẩy thai ở mẹ bầu Phòng ngừa sẩy thai ở mẹ bầu Reviewed by Unknown on tháng 12 24, 2016 Rating: 5

Post AD