Header AD

Những cách ăn trứng gà nguy hại đến sức khỏe

Để đảm bảo sức khỏe, mọi người tuyệt đối không nên ăn trứng gà sống, luộc quá lâu, để qua đêm hoặc đã hâm lại…

Trứng gà là thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn của người Việt. Không chỉ thơm ngon, nó còn chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như vitamin, chất béo, khoáng chất,… Đặc biệt, trong trứng gà có nhiều protein - dưỡng chất cần thiết để cơ thể phục hồi và phát triển bình thường. Tuy nhiên, nhiều chị em nội trợ thường xuyên mắc phải những sai lầm khi chế biến và ăn trứng gà.

Bác sĩ Lê Thuận Linh (Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, BV quận Thủ Đức) sẽ chỉ ra sai lầm khi chế biến và ăn trứng gà; thực phẩm không được kết hợp với trứng gà; mỗi người nên ăn bao trái trứng/tuần.

Sai lầm khi chế biến và ăn

Theo bác sĩ Thuận Linh, chị em nội trợ thường hay mắc phải các sai lầm khi chế biến và ăn trứng gà như: luộc trứng gà quá lâu, hâm lại trứng gà, ăn trứng gà sống hoặc chưa nấu chín.

Luộc trứng gà quá lâu

“Trứng gà có nhiều cách chế biến, trong đó, luộc sẽ đảm bảo chất dinh dưỡng, hạn chế mất vitamin và khoáng chất. Đồng thời, luộc cũng là cách giúp hấp thu tốt nhất (gần như 100%) dưỡng chất. Nhưng, trứng cần phải luộc chín tới và không quá lâu. Bởi, trứng luộc quá lâu dễ làm protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe”, bác sĩ Linh cho biết.

Ngoài ra, trứng đã luộc chín không nên bỏ vào tủ lạnh.

Ăn trứng sống hoặc lòng đào

-  Trứng gà sống chứa các protein có kết cấu hóa học chặt chẽ. Khi ăn, cơ thể con người sẽ không thể hấp thu được protein. Đồng thời, gây ức chế cho trung khu thần kinh, giảm chức năng của tuyến nước bọt, dịch vị dạ dày và ruột.

-  Trứng gà lòng đào chứa 2 hợp chất khó phân giải cùng số lượng đáng kể vi khuẩn chưa bị tiêu diệt khiến cơ thể không hấp thu protein, gây chứng khó tiêu, thậm chí bị tiêu chảy.


Hâm nóng lại trứng gà

Bác sĩ Thuận Linh cho hay, trứng gà để qua đêm và hâm nóng lại làm thành phần protein bị biến chất, trở lên độc hại. Nếu ăn, cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng, dễ mắc bệnh, gây ung thư.

Trứng rán ở nhiệt độ cao

“Chiên ở nhiệt độ cao sẽ khiến các vitamin trong trứng mất đi. Vì vậy, chị em nội trợ nên chiên trứng để lửa nhỏ và rán đủ lâu để lòng đỏ chín tới", bác sĩ Linh hướng dẫn cách chiên trứng.

Thực phẩm không kết hợp với trứng gà

Trứng gà có thể kết hợp với nhiều thực phẩm, tạo ra món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy vậy, có loại thực phẩm không nên kết hợp với trứng gà như:

Trứng gà với đậu tương

Men phân giải protein trong đậu  tương khiến cơ thể không hấp thu được các giá trị dinh dưỡng có trong trứng gà.

Trứng gà cùng thịt thỏ

Trứng gà kết hợp với thịt thỏ sẽ khiến dạ dày bị kích thích, dẫn đến tiêu chảy.

Trứng gà với đường

Đường bỏ vào trứng gà đang chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra một hợp chất tiêu diệt các axit amin có lợi cho cơ thể và làm máu đông. Khi ăn chúng sẽ tạo mối nguy hiểm, khiến máu trong cơ thể dễ bị đông đặc.

Trứng gà kết họp với đường tạo mối nguy hiểm, khiến máu trong cơ thể dễ bị đông đặc

“Lòng đỏ trứng gà có chứa nhiều cholesterol. Vì vậy, chị em nội trợ không nên kết hợp lòng đỏ trứng với thực phẩm chứa nhiều cholesterol như da động vật, óc và nội tạng động vật”, bác sĩ Linh khuyến cáo.

Ăn bao nhiêu trứng/tuần là đủ

Trứng gà có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ăn trứng giúp tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, tăng cường độ dẻo dai cho cơ bắp và ngăn ngừa loãng xương. Bên cạnh đó, trứng gà hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Do đó, con người cần phải tích cực bổ sung trứng gà vào khẩu phẩn ăn. Nhưng, ăn quá nhiều sẽ gây ra thừa lượng chất chất dinh dưỡng, béo phì…

“Người lớn bình thường nên ăn từ 3-4 trái trứng gà/tuần. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chúng có thể ăn nhiều hơn, khoảng từ 5-10 trái/tuần bởi cholesteron có tác dụng phát triển trí não ở lứa tuổi này. Riêng người tập gym, muốn tăng cơ có thể ăn nhiều trứng gà, nhất là lòng trắng”, bác sĩ Thuận Linh nói.


Những cách ăn trứng gà nguy hại đến sức khỏe Những cách ăn trứng gà nguy hại đến sức khỏe Reviewed by Unknown on tháng 12 20, 2016 Rating: 5

Post AD