Nhân tướng học: Thế nào là tướng có phúc khí?
Trong nhân tướng học, có câu gọi là “Tướng tùy tâm sinh”, tức là nói nội tâm thế nào, sẽ có tướng mạo như vậy. Tướng mạo một người không phải sinh ra sẽ không thay đổi, thuận theo những gì đã trải qua, những kinh nghiệm đã đúc kết được, sự thay đổi trong tâm tính cũng sẽ khiến tướng mạo thay đổi theo. Vậy dạng tướng mạo nào sẽ là phúc tướng? Làm sao có thể trở nên càng có phúc khí hơn?
Đặc điểm 1: Hai tai càng dài càng có phúc
Trong nhân tướng học, hai tai có thể thay đổi theo tuổi tác, có những người già, tai của họ dài hơn lúc nhỏ rất nhiều. Bởi vì chiều dài hai tai thường có quan hệ với sự tích luỹ của tài phú, thể chất, sức khoẻ, và sự lương thiện của một người, vì vậy nếu tuổi một người càng lớn mà hai lỗ tai càng dài, điều đó cho thấy người này càng ngày càng có phúc khí, nhất là người có dái tai sinh trưởng đầy đặn, thường thường sự tích luỹ về tài phú sẽ đột nhiên tăng mạnh, cho nên mọi người thường nói, người có tai dài và dái tai to hầu hết là những người có tấm lòng lương thiện và đại phú đại quý.
Đặc điểm 2: Mũi càng dài càng phúc khí
Trong nhân tướng học, cái mũi là chủ tài vị. Thời cổ đại cũng có người xem mũi là “cung tiền tài”, vì vậy mũi của rất nhiều người sẽ theo tuổi tác tăng dần mà trở nên đầy đặn, điều này cho thấy tài phú của những người này có được sự tích luỹ nhất định nào đó. Nếu mũi một người có thể càng ngày càng đầy đặn sáng sủa, tức thì cho thấy người này có thể tích luỹ tài phú rất nhanh chóng, hơn nữa đạt được danh dự và địa vị nhất định, là một người nhiều phúc khí.
Đặc điểm 3: Nhân trung càng dài càng phúc khí
Trong nhân gian có một cách nói, nhân trung càng dài thì tuổi thọ càng dài, mà nhân trung dài ngắn cũng theo tuổi thay đổi mà thay đổi. Một ít người già trường thọ được phát hiện nhân trung của họ, tuổi càng lớn thì so với lúc còn trẻ trở nên càng dài. Vì vậy nhân trung theo tuổi càng lớn càng dài và cũng là một biểu tượng của phúc khí, và cho thấy trạng thái tố chất sức khỏe của người này bắt đầu ổn định và tăng lên, hơn nữa có xu thế phát triển theo hướng trường thọ, là một người khỏe mạnh sống lâu …
Đặc điểm 4: Cằm càng rộng càng phúc khí
Trong nhân tướng học, cằm biểu thị số phận của một người lúc tuổi già, rất nhiều người già có cuộc sống hạnh phúc đều được phát hiện họ đều có một cái cằm đầy đặn mượt mà. Cũng vậy, hình dạng cằm cũng theo tuổi thay đổi mà thay đổi. Có môt vài cô gái thích đẹp sẽ nghĩ biện pháp để cằm mình trở nên nhọn hơn, như vậy không thể nghi ngờ là sẽ làm giảm bớt phúc khí lúc tuổi già của mình.
Tướng tuỳ tâm sinh, tướng tuỳ tâm diệt
Những tướng mạo này không chỉ theo tuổi thay đổi mà thay đổi, càng theo tâm tính thay đổi mà thay đổi. Triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc có một người tên là Dương Mại, tinh thông thuật xem tướng, ông khích lệ những người tìm đến ông xem tướng rằng không nên chấp nhất về tướng mạo, ông nói: “Tướng tuỳ tâm sửa, mệnh tuỳ tâm tạo, vốn không phải đã hình thành thì không thể thay đổi, vậy nên cầu người ta xem tướng đoán mệnh, giống như mò trăng đáy nước vậy. Người chỉ cần cố gắng làm việc thiện là có thể thay đổi vận mệnh, thuận theo tự nhiên mà thuận theo vận mệnh là được rồi”.
Cổ đại có rất nhiều câu chuyện lưu truyền rộng rãi. Tại triều Tống, ở Nam Xương tỉnh Giang Tây có hai anh xem sinh đôi là Cao Hiếu Tiêu và Cao Hiếu Tích, cử chỉ lời nói và tài trí thông minh đều giống nhau như chỉ là một người. Đạo sĩ Trần Hi Di sau khi xem tướng mạo hai người, nói: “Hai người các ngươi có lông mày xanh và đôi mắt đẹp đều là người có trong danh sách đỗ đạt. Huống hồ ánh mắt các ngươi bây giờ màu sắc rực rỡ, tất sẽ đỗ đạt cao. Đến kì thi Hương, hai anh em liền cùng nhau vào Kinh Thành, sống nhờ tại nhà một người thân thích. Hàng xóm có một quả phụ trẻ tuổi xinh đẹp. Cao Hiếu Tiêu một lòng dốc lòng cầu học tâm không động. Cao Hiếu Tích không cầm lòng được, nên tư thông cùng thiếu phụ kia. Sau đó bị người khác phát giác, quả phụ xấu hổ quá nhảy sông tự vẫn.
Kỳ thi mùa thu kết thúc, Trần Hi Di nhìn hai người họ, kinh ngạc nói: “Tướng mạo hai anh em các người thay đổi rất lớn. Lông mày Hiếu Tiêu màu tím, ánh mắt sáng ngời, nhất định là đỗ cao. Mà lông mày Hiếu Tích có thay đổi, hai con ngươi phù, sống mũi ngắn mà đen, thần sắc chán nản tiều tuỵ, khí lạnh mà tán, đây nhất định là do làm tổn hại đạo đức mà khiến tướng mạo thay đổi. Cuộc thi này chẳng những không đậu, ngược lại có dấu hiệu chết sớm”. Sau khi yết bảng, Cao Hiếu Tích thi rớt, hậm hực mà chết. Cao Hiếu Tiêu trở thành quan lớn, thanh danh hiển hách, con cháu đông đúc.
Trần Hi Di bởi vậy cảm thán: “Nhìn ra tướng mạo một người là dễ dàng! Nhưng vận mệnh một người lại không dễ mà đoán chuẩn xác được, bởi vì mệnh là trời định, tướng do hành vi của con người tạo nên. Nếu có thể thuận theo Thiên ý, hòa hợp sự việc với người, ắt đời đời hưng vượng. Đây gọi là phúc hoạ vô môn, duy nhân tự triệu (phúc họa không có cửa, đều do người triệu mời)”.
Biên dịch: Bình Minh, biên tập: Tuệ Minh
Nhân tướng học: Thế nào là tướng có phúc khí?
Reviewed by Pham Minh
on
tháng 12 09, 2016
Rating:
Post a Comment