Mách mẹ cách chăm sóc vòng 1 sau sinh để không bị đau khi cương sữa
Mách mẹ cách chăm sóc vòng 1 sau sinh để không bị đau khi cương sữa: Việc chăm sóc vòng 1 sau sinh không đúng cách không những khiến cho các mẹ đau vì cương mà còn khiến cho các bé không có sữa mẹ để bú. Hãy bắt đầu với những mẹo chăm sóc sau sinh dưới đây để cải thiện tình hình sức khỏe cho mẹ và bé nhé !
Bầu sữa căng lên phải làm thế nào
?
Sau khi sinh bé, các nhân tố kích thích tiết sữa
trong cơ thể người mẹ tăng lên, kích thích tuyến sữa tiết sữa, các ống tuyến sữa
và các tế bào xung quanh căng lên, ba bốn ngày sau khi sinh đạt đến cao điểm, nếu
các bà mẹ cho bé bú quá muộn sau khi sinh, rất dễ sinh ra tình trạng căng bầu sữa.
Căng sữa sau sinh rất khó chịu |
Khi
căng sữa, bầu sữa các bà mẹ trở nên cứng hơn so với bình thường, căng đau và ấn
cũng đau, thậm chí còn có cảm giác phát sốt, trông bề mặt thì trơn nhẵn, đầy sữa,
vòng vú cũng sẽ trở nên căng cứng và đau nhức khiến bé không dễ ngậm được đầu
vú mẹ. Khuyên các bà mẹ hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây, nhằm giải tỏa
cảm giác đau nhức khi căng sữa.
Sớm cho bé bú theo đúng nhu cầu của
bé.
Sớm
để cho bé sớm tiếp xúc với bầu sữa mẹ, sẽ giúp bé nhanh chóng học được phải làm
thế nào để bú được sữa, như vậy có thể sớm khởi động cơ thể chế tiết sữa trong
cơ thể người mẹ, giảm bớt sự căng sữa. Khi cho bé bú nên dựa vào nhu cầu của bé
để cho bé bú, không được hạn chế thời gian và số lần. Khi cho bé bú cần thả lỏng,
không được quá căng thẳng.
Cho bé bú theo đúng nhu cầu của bé |
Nếu
lúc đó không có cách nào để bé bú sữa mẹ, mẹ lại nên vắt sữa ra. Khi cảm thấy bầu
sữa căng tới mức khó chịu, có thể sử dụng tay hoặc máy vắt sữa để hỗ trợ vắt sữa.
Đặc biệt đối với các bà mẹ sau thời gian ở cữ đi làm lại, có thể trong khoảng
thời gian trước khi đi làm hoặc đang làm, vắt sữa ra rồi để vào trong một cái
bình rồi bảo quản lạnh, như vậy các bà mẹ sẽ không sợ căng bầu sữa, bé cũng có
thể uống sữa mẹ mọi lúc.
Khi
vắt sữa bằng tay, đặt ngón tay lên đầu vú, phía trên vòng vú, ngón trỏ đặt trên
đầu vú, phía dưới vòng vú, các ngón còn lại ôm lấy bầu sữa. Ngón trỏ và ngón
cái ấn phía ngoài ngực, khi ấn các ngón tay nhất định phải giữ cố định, không
thể trượt lên trượt xuống trên da. Cần phải chú ý không được sử dụng lực quá mạnh,
để tránh gây tổn thương bầu sữa.
Khi bé bú sữa mẹ, nếu cảm thấy đau nhức ở
đầu vú, nguyên nhân chắc chắn là do tư thế bé ngậm không đúng gây ra. Bé nên ngậm
toàn bộ vòng vú và đầu vú mẹ mới là đúng. Chỉ ngậm đầu vú thôi sẽ dẫn tới bú sữa
không đúng cách, từ đó sẽ tạo ra cảm giác đau nhức cho người mẹ. Cần phải chú ý
khi cho bé bú sữa không được sử dụng lực để khiến bé kéo bầu sữa, tránh gây tổn
thương cho bầu sữa.
Matxa và chườm nóng lạnh
Khi
căng bầu sữa dẫn tới tình trạng đau nhức, các bà mẹ có thể tự thực hiện chườm
nóng bầu sữa, khiến sữa bị tắc lại trong tuyến sữa nhanh chóng được thông, sự
tuần hoàn của bầu sữa cũng sẽ trở nên tốt hơn. Cần phải chú ý tránh đầu vú và
vòng vú, bởi vì da ở vùng này rất mềm. Nhiệt độ khi chườm nóng không được quá
nóng, tránh bị bỏng da. Nếu tình hình căng sữa gây đau nhức rất nghiêm trọng
trong cơ thể có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh để tránh đau. Nhất định cần
phải nhớ rõ trước tiên nên tiến hành vắt sữa ra rồi mới chườm lạnh.
Mát xa chườm lạnh cho bầu ngực |
Sau
khi chườm nóng bầu sữa khiến máu lưu thông, tức là có thể mát xa bầu sữa được rồi.
Có nhiều phương pháp mátxa bầu sữa, thông thường sẽ sử dụng hai tay ôm một bên
bầu sữa, rồi bắt đầu mátxa từ phía dưới lên phía trên đầu vú, rồi chủ yếu lựa
chọn phương pháp văt sữa ra và để trong bình đựng. Đợi tới khi bầu sữa trở nên
mềm, bé mới dễ ngậm lấy đầu vú người mẹ.
Thời gian nào thích hợp để cai sữa
?
Để
giảm bớt căng bầu sữa, phương pháp tốt nhất là cho bé bú nhiều hơn. Các chuyên
gia khuyên rằng các bà mẹ không được vì bận rộn đi làm mà vội vàng cai sữa bé.
Tốt nhất là để bé bú đủ sữa mẹ trong vòng bốn đến sáu tháng, đặc biệt là đối với
các bé có thể chất quá mẫn cảm hoặc có vấn đề về đường ruột, sữa mẹ lại là
phương thức tốt được trời ban cho.
Sau
này có thể cai sữa bé dần dần, giảm dần số lần cho bé bú như từ 8 lần xuống còn
6 lần, rồi 4 lần , ngoài ra còn có thể kết hợp với sữa ngoài để thay thế dần. Cứ
như thế lượng sữa tiết ra sẽ ngày càng giảm đi. Không những thế mặc áo chật
cũng có thể khiến tuyến sữa tiết ra ít hơn. Ăn các thực phẩm như nước mạch nha,
nhân sâm cũng có thể ức chế tuyến sữa tiết ra.
Thức ăn khi các bà mẹ cho bé bú tốt nhất là cân bằng sự
thanh đạm, tức là cần phải hấp thụ nhiều nhiệt lượng cao hơn, cũng như các thực
phẩm có hàm lượng protein cao, cũng cần phải hấp thu đủ lượng nước cần thiết, đồng
thời có thể tránh được các thực phẩm có khả năng sẽ ức chế tuyến sữa tiết ra và
sở thích ăn uống đặc biệt của từng người, nhằm tránh ảnh hưởng tới sự tiết sữa
ra hoặc sức khỏe của mẹ và bé.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời đối với trẻ sơ sinh, chính vì thế sản phụ đừng nên vì sợ gò bồng đào xấu đi mà cho bé dùng sữa công thức. Có rất nhiều cách cải thiện và chăm sóc vòng 1 sau sinh để các mẹ tham khảo đấy. Chúc các mẹ thành công !
Mách mẹ cách chăm sóc vòng 1 sau sinh để không bị đau khi cương sữa
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 02, 2016
Rating:
Post a Comment