Header AD

Không phải sau sinh, ngay khi mang bầu âm đạo đã bị tàn phá nặng nề

Âm đạo được coi là một trong những bộ phận chịu nhiều thay đổi nhất khi mang bầu.

Trước khi em bé đi qua âm đạo, làm vùng kín của mẹ giãn nở thì ngay trong thời gian mang bầu, bộ phận này đã chịu rất nhiều thay đổi từ trong ra ngoài:

1. Âm đạo chuyển màu xanh thay vì hồng

Màu sắc tự nhiên của âm đạo là màu hồng, nhưng khi mang thai, bộ phận này có thể chuyển sang màu xanh hoặc tím (gọi là dấu hiệu chadwick). Trên thực tế, âm đạo đổi màu có thể là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo bạn đã có bầu. Theo bác sĩ sản phụ khoa Brett Worly (trung tâm y tế Wexner, Đại học bang Ohio, Mỹ), trong 6 tuần đầu mang thai, âm đạo, môi âm hộ và cổ tử cung có thể có màu xanh hoặc tím do sự gia tăng lưu lượng máu.


Màu sắc tự nhiên của âm đạo là màu hồng, nhưng khi mang thai, bộ phận này có thể chuyển sang màu xanh hoặc tím. 

2. Xuất hiện đốm máu

Mặc dù khi mang bầu, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng sẽ tạm dừng nhưng chị em vẫn có thể phải đối mặt với hiện tượng xuất hiện vài đốm máu đặc biệt trong 3 tháng đầu. Thực tế, có khoảng 50% mẹ bầu bị chảy máu âm đạo hoặc có đốm máu trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, theo bác sĩ sản phụ khoa Rosser (trung tâm y tế Montefiore ở Bronx, New York, Mỹ): “Bất cứ khi nào âm đạo chảy máu, mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ để biết rõ nguyên nhân để xem có nên lo lắng hay không”.

Thông thường, chảy máu âm đạo ở những tuần đầu mang thai là dấu hiệu báo trứng được thụ tinh đã bám vào thành tử cung và nhau thai bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đốm máu có thể là nguyên nhân của những vấn đề khác như nhiễm trùng nấm men hoặc dấu hiệu sảy thai. Vì vậy, nếu chảy máu đi kèm với đau, chuột rút, bạn hãy liên lạc với bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

3. Giãn tĩnh mạch âm đạo

Giãn tĩnh mạch xảy ra khi mang bầu chủ yếu ở chân nhưng đây không phải là bộ phận duy nhất bởi căn bệnh khiến da dẻ sưng phồng, thâm tím, đau nhức này có thể xảy ra cả ở âm đạo. Nguyên nhân là do sự kết hợp của lượng máu tăng, tử cung phồng lên (gây chèn ép tĩnh mạch ở khung xương chậu) và hoocmon mang thai.

Theo thống kê của thời báo Phlebolymphology, có khoảng 10% phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ, thường xảy ra ở tháng thứ năm trong lần mang thai thứ hai và nguy cơ bị bệnh cũng tăng theo số lần mang thai.

Bệnh có biểu hiện giống như giãn tĩnh mạch thông thường, nhưng lại xuất hiện ở môi âm hộ và đôi khi là ở trong đùi trên. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ tự động biến mất trong vòng 6 tuần sau sinh. Nếu không thể đợi được đến khi sinh xong, bạn có thể giảm bớt sự khó chịu do giãn tĩnh mạch gây ra bằng cách tắm nước nóng, nằm nghiêng sang bên trái và kê chân lên bất cứ khi nào có thể hoặc tập thể dục và tránh ngồi hay đứng lâu một chỗ.

4. Sưng phù âm đạo

Lưu lượng máu tăng lên ở khu vực âm đạo cũng có thể khiến vùng kín bị căng tức và nặng nề. Về cơ bản, vùng kín của bạn không hẳn là bị sưng, nhưng chị em có thể cảm thấy như vậy. Điều này cũng không phải luôn luôn tồi tệ bởi đối với một số chị em, tăng nguồn cung cấp máu khiến tăng ham muốn và dễ dẫn đến cực khoái hơn, đặc biệt ở quý 2 thai kỳ.


Lưu lượng máu tăng lên ở khu vực âm đạo cũng có thể khiến vùng kín bị căng tức và nặng nề. 

5. Âm đạo xì hơi

Cho đến nay, chưa có nhiều tài liệu y tế về chủ đề nhạy cảm này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do túi khí kẹt trong âm đạo bị đẩy ra ngoài và phát ra tiếng kêu. Đây không phải là dấu hiệu xấu và mặc dù vẫn chưa rõ lý do tại sao khi mang thai điều này lại xảy ra thường xuyên nhưng có khả năng đó là do sự kết hợp của vòng bụng lớn dần, tư thế giao hợp khác nhau, tập thể dục và cơ đỡ khung xương chậu làm việc quá sức.

6. Ngứa âm đạo

Hoocmon thai kỳ có thể dẫn tới sự tăng trưởng quá mức của vi khuẩn hoặc nấm tự nhiên sống trong âm đạo gây nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng nấm men. Cả hai hiện tượng này đều thường hay xảy ra trong quá trình mang thai khiến tiết dịch âm đạo có màu trắng xám hoặc trắng vàng và rất ngứa ngáy. Tuy nhiên, chúng đều dễ chữa trị và dễ kiểm soát. Các mẹ bầu nên chú ý không tự mua thuốc về điều trị khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

7. Âm đạo có mùi

Khi mang bầu, sự thay đổi nồng độ pH trong âm đạo có thể gây ra những thay đổi tế nhị về mùi âm đạo, làm cho nó có tính axit hơn. Một số mẹ bầu nhạy cảm hơn với mùi nhưng nếu âm đạo không bị ngứa, bạn không cần phải lo lắng nhiều. Nồng độ pH thay đổi cũng dẫn tới thay đổi khẩu vị. Phụ nữ mang thai có xu hướng thưởng thức vị mặn và vị kim loại nhiều hơn. 
Không phải sau sinh, ngay khi mang bầu âm đạo đã bị tàn phá nặng nề Không phải sau sinh, ngay khi mang bầu âm đạo đã bị tàn phá nặng nề Reviewed by Unknown on tháng 12 14, 2016 Rating: 5

Post AD