Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh- Top 7 sai lầm cần tránh
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh- Top 7 sai lầm cần tránh: Cho trẻ sơ sinh ngủ ngon và chịu ngủ yên là một trong những việc làm khó khăn nhất của các ông bố bà mẹ trẻ, vì trên thực tế có tới 40% các trường hợp trẻ gặp các vấn đề về giấc ngủ.
Có rất nhiều sai lầm
về cách cho con ngủ của các bậc cha mẹ, nhưng may mắn là những sai lầm đó có thể
thay đổi được nếu cha mẹ kiên trì. Thói quen và môi trường là 2 yếu tố quan trọng,
giúp điều chỉnh giấc ngủ cho con. Và khi đã thành công tức là bạn đã cho trẻ ngủ
đúng giờ, làm cho trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc bạn sẽ có nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.
Những sai lầm đó là:
1. Cho
trẻ đi ngủ quá muộn
Nhiều bà mẹ không cho trẻ đi ngủ theo một lịch trình thường xuyên và cố định, do phải làm việc muộn
nên muốn con thức khuya để chơi cùng con. Thói quen này sẽ làm thay đổi hình
thái giấc ngủ của trẻ, khi quá mệt, trẻ sẽ khó ngủ, ngủ không sâu. Kết quả là bạn
sẽ phải rất vất vả khi cho trẻ khó ngủ về đêm, trẻ ngủ khó khăn hơn và thức dậy nhiều lần
trong đêm. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên đặt lịch đi ngủ cố định cho con
và duy trì ổ định. Đừng chờ cho tới khi trẻ dụi mắt, ngáp ngủ thì mới cho trẻ
đi ngủ, bởi lúc đó trẻ đã bắt đầu đi ngủ rồi. Cho trẻ ngủ sớm hơn từ 15 tới 20
phút thôi cũng sẽ tạo ra những khác biệt to lớn.
2. Cho
trẻ ngủ khi đang di chuyển
Ông bố bà mẹ nào cũng thích thú khi ngắm con ngủ
trong khi đi chơi, đang ngồi trên xe và cho rằng đây là cách rất hay để giúp
con ngủ thêm một chút vào buổi chiều hoặc buổi tối. Tuy nhiên, trẻ phải ngủ
trong điều kiện phải chuyển động mạnh, lắc lư, mọi thứ không ổn định sẽ khiến
cho giấc ngủ của trẻ không ngon và sâu giấc. Để khắc phục tình trạng này bạn cần
nói chuyện với trẻ, chơi với trẻ khi đang đi trên xe, để trẻ không ngủ thiếp
đi.
3. Cho
trẻ vừa chơi, vừa ngủ
Không nên cho trẻ vừa chơi vừa ngủ |
Đây là thói quen của nhiều ông bố bà mẹ, cho trẻ chơi với
đồ chơi trước khi cho trẻ ngủ, đặc biệt là ngậm bình sữa khiến cho trẻ dễ ngủ
hơn. Các đồ chơi phát ra tiếng động đôi khi làm phân tán giấc ngủ của trẻ, làm
cho giấc ngủ khó đến hơn. Còn việc ngậm bình sữa, nếu duy trì thường xuyên thói
quen này dễ khiến cho miệng trẻ có mùi hôi do không được vệ sinh trước khi đi
ngủ. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tập cho trẻ thói quen đi ngủ vào một
giờ cố định và luôn duy trì thường xuyên thời gian đó, lúc đó trẻ không cần ngậm
bình sữa hay đồ chơi. Ban đầu hơi khó khăn, bạn có thể dùng ti giả, rổi từ từ
cai thói quen này cho trẻ.
4. Lệ
thuộc vào thói quen của trẻ
Trẻ thường khóc khi bạn cho trẻ ngủ vào buổi tối
và mỗi lần như vậy bạn lại muốn cho trẻ không khóc, không ồn ào nên làm mọi
cách để trẻ thoải mái hơn. Chính những lý do đó khiến cho trẻ không thể tự mình
ngủ được trong những lần ngủ sau đó. Vì thế bạn nên kiềm chế cảm giác xót con,
để không phải nghe thấy cảm giác rên rỉ, thút thít của trẻ. Khi trẻ khóc thật sự,
hãy đợi chừng 5 phút rồi mới vào dỗ trẻ. Tôi
hôm sau, kéo dài thời gian đó khoảng 10 phút, và cứ như thế kéo dài tiếp tục
hơn. Dĩ nhiên, nếu bạn bị đau hay khó ở thì bạn phải giúp con đi ngủ.
5. Đặt
trẻ vào giường với một bình sữa
Con bạn hay ngủ gục lúc đang ngậm sữa, điều
này rất có hại cho răng của trẻ sau này (răng trẻ sẽ vàng và dễ bị sâu hơn) .
Ngủ với bình sữa trên tay có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ.
6. Lẫn
lộn ngày và đêm
Rất nhiều sản phụ mệt mỏi trong tháng đầu tiên chăm sóc con khi trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến các bà mẹ luôn luôn căng thằng, mệt mỏi.
Trẻ không bao giờ ngủ suốt đêm nếu không biết sự khác nhau giữa
bóng tối và ánh sáng. Bạn hãy giúp con tổ chức nhịp ngủ tự nhiên. Hãy giữ cho con
phòng đầy đủ ánh sáng vào bạn ngày và cả giấc ngủ chợp vào bạn ngày. Còn buổi tối thì đừng để ánh sáng lọt
vào phòng.
7. Kiêng
nước hoặc kiêng gió
Kiêng nước kiêng gió cho trẻ khi ngủ quá cũng không tốt |
Một số bà mẹ rất sợ
gió thổi vào phòng trẻ khi ngủ, vì cho rằng trẻ sẽ ngộp thở hoặc trúng gió. Vì
vậy họ cho nằm trong buồng ngủ thật kín gió, tối om om, không có một chút ánh
sáng hay gió nào lọt vào trong phòng được. Bên cạnh đó, một số người còn không
dám cho trẻ tắm mỗi ngày mà chỉ dám lấy khăn lau qua người cho trẻ vì sợ bé
trúng nước. Không dám cho trẻ ra nắng vì sợ trẻ trúng nắng.
Theo
các chuyên gia, không nên sợ trẻ bị nhiễm lạnh mà kiêng gió, kiêng nước hay
kiêng ánh sáng cho trẻ, ngược lại trẻ rất cần môi trường sống thông thoáng, sạch
sẽ và đầy đủ ánh sáng. Sợ trẻ bị nhiễm lạnh thì chỉ cần cho trẻ mặc quần áo đủ ấm,
mang tất cho trẻ, đội nón, bú sữa mẹ, nằm cạnh bên mẹ để được sưởi ấm bằng tình
yêu thương và thân nhiệt của mẹ, không để tã ướt bằng cách thay tã ngay khi trẻ
đi tiểu tiện. Tắm rửa mỗi ngày để giúp chăm sóc da trẻ sạch sẽ, các tuyến mồ hồi dễ dàng hoạt động để tham gia quá
trình điều chỉnh thân nhiệt.
Khi
phòng ngủ của trẻ sơ sinh được thông thoáng, thì trẻ sẽ dễ thở hơn, chứ không
phải làm trẻ ngộp thở theo quan niệm ngày xưa. Lý do là sau khi thở, trẻ sẽ thở
ra nhiều thán khí (CO2), thán khí này sẽ không bị lan ra xung quanh nếu trong
phòng không có sự thông thoáng, thán khí sẽ tâp trung nhiều quanh mồm và mũi của
trẻ sơ sinh làm trẻ thừa thán khí, thiếu dưỡng khí oxy, hậu quả nghiêm trọng nhất
là gây hội chứng đột tử khu ngủ ở trẻ sơ sinh.
Tuy
nhiên, khi mở cửa sổ của phòng trẻ sơ sinh, bà mẹ cũng không nên cho trẻ nằm ở
nơi có gió lùa, tức là phải tránh luồng gió trực tiếp qua cơ thể trẻ, nên nằm
xê dịch qua một bên cửa sổ. Khi trời lạnh hoặc có gió to thì nên đóng bớt cửa sổ
để đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh hoặc khô nước do nước mau bốc hơi khi có nhiều
gió. Nếu sử dụng quạt máy trong phòng của trẻ
nên đặt chế độ quạt xoay chứ không để một hướng cố định, nhằm tránh luồng
gió trực tiếp thổi qua cơ thể của trẻ.
Muốn rèn cho trẻ ngủ vào ban đêm, các mẹ phải quan tâm nhiều hơn tới phòng ngủ của trẻ. Ngoài ra, cũng chính thói quen khi cho trẻ ngủ cũng giúp cho trẻ ngủ ngon hay không.
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh- Top 7 sai lầm cần tránh
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 08, 2016
Rating:
Post a Comment