Header AD

Chăm sóc da cho bé mới sinh để bé ăn khỏe, hết bệnh ngoài da

Chăm sóc da cho bé mới sinh để bé ăn khỏe, hết bệnh ngoài da: Không giống câu nói “mịn màng như da em bé”, trong thực tế, da của các bé thường khô và kém mượt. Chính vì vậy, ba mẹ cần chú ý một số điểm đặc biệt khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh.


Hiện tượng lột da.


Khi ra đời, bé sẽ trải qua một quá trình lột da hết sức tự nhiên. Ngay khi thấy da của con mình bị bong tróc, nhiều phụ huynh lại nghĩ ngay đến việc da bé bị khô. Thực tế không phải vậy. Thử tưởng tượng xem, khi ba mẹ phải ngâm mình trong bồn tắm đầy nước trong vòng 9 tháng rồi sau đó họ lại phải thích ứng với với môi trường khô ráo? Đương nhiên, hiện tượng lột da sẽ diễn ra. Điều này rất tự nhiên ở trẻ sơ sinh và không cần điều gì đặc biệt.
Khi hiện tượng này xảy ra, ba mẹ chỉ cần giữ những lưu ý bình thường về việc tắm cho bé. 

Tốt nhất, bạn nên sử dụng loại xà phòng có độ pH rất nhẹ và dành riêng cho em bé. Ngoài ra, nên hạn chế xà phòng hay sữa tắm có mùi thơm đậm và nhiều màu sắc vì da bé sơ sinh dễ bị kích ứng với các tinh dầu thơm  và chất tạo màu có trong xà phòng.

Làn da non nớt và bột giặt


Đối với quần áo mới của bé, bạn cần phải giặt sạch sẽ trước khi sử dụng. Nên giặt chúng với chế độ xả nước 2 lần. Khi làm như vậy, bạn không phải bận tâm về loại bột giặt nào nên sử dụng cho bé nữa vì với chế độ này, quần áo của bé đã được giặt rất sạch và kỹ lưỡng. Với làn da nhạy cảm của bé, việc sử dụng loại xà phòng đặc biệt cũng rất tốt nhưng không thực sự cần thiết.

Để chăm sóc da cho bé tốt hơn, ba mẹ cần lưu ý về các loại hóa mỹ phẩm trong môi trường xung quanh bé

Hiện tượng hăm tã

Nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này là do kích ứng da hoặc bị nhiễm trùng quanh khu vực bé mang tã. Để hạn chế hăm tã, cha mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên. Theo ý kiến của các bác sỹ da liễu, trẻ sẽ hiếm khi bị hăm tã nếu được thay tã ít nhất là 8 lần mỗi ngày.

Nếu bé bị hăm, bạn cần tránh sử dụng khăn giấy ướt để lau vì chúng thường chứa cồn sẽ làm da bé bị kích ứng thêm. Thay vào đó, bạn nên sử dụng xà phòng và nước để rửa cho bé và sử dụng loại khăn lông bình thường. Ngoài ra, nên để cho khu vực mặc tã càng khô thoáng càng tốt. Nếu khu vực này ngày càng trở nên đỏ hơn, bạn có thể ra nhà thuốc mua thuốc chống hăm cho bé, loại này thường chứa ô-xít kẽm, và nhớ sử dụng theo chỉ dẫn của bác sỹ. 


Thông thường, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương để tạo ra hàng rào bảo vệ khỏi ẩm ướt quanh khu vực này. Mỗi lần thay tã, bạn không cần phải lau chùi chỗ bôi thuốc vì như vậy, vô tình, bạn sẽ làm da bé thêm kích ứng. Bạn chỉ cần lau những chỗ khác bị ẩm ướt do mang tã. Sau khi bé đi đại tiện, bạn rửa nước sạch sẽ rồi thoa thuốc lại cho bé. Khoảng 2-3 ngày sau khi thoa thuốc, bé sẽ hết hăm tã. Nếu không bớt, bạn cần cho bé đi bác sỹ. Trong trường hợp bé bị nấm và nhiễm trùng, bé sẽ cần điều trị theo toa của bác sỹ.

Phấn bột có tốt cho da em bé?

Ngày nay, nhiều chuyên gia khuyên nên hạn chế việc sử dụng các loại phấn hay mỹ phẩm dạng bột để chăm sóc da trẻ sơ sinh, vì bé có có thể hít vào gây nguy hiểm cho phổi. Nếu bạn vẫn cần sử dụng, đừng rắc bột trực tiếp lên bé mà nên đứng cách xa em bé, đổ một ít phấn ra tay rồi xoa phấn cho bé từ từ, tránh phần mặt của bé. 
Chăm sóc da cho bé mới sinh để bé ăn khỏe, hết bệnh ngoài da Chăm sóc da cho bé mới sinh để bé ăn khỏe, hết bệnh ngoài da Reviewed by Unknown on tháng 12 19, 2016 Rating: 5

Post AD