Header AD

Cách chăm sóc vùng kín chuẩn nhất cho sản phụ

Cách chăm sóc vùng kín chuẩn nhất cho sản phụ: Việc chăm sóc vùng kín sau sinh là một công việc đòi hỏi sự nhẹ nhàng và sạch sẽ, vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ mà còn tác động không ít đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Sau khi sinh làm thế nào để chăm sóc vùng kín


Cửa âm đạo, cửa niệu đạo và hậu môn của phụ nữ có khoảng cách tương đối gần nhau, tuy nhiên sau sinh thường âm hộ có thể do khi sinh nở chịu các thao tác trợ sản mà gây ra xung huyết, phù nước độ nhẹ cục bộ, có lúc có thể có vết thương do rạch âm hộ hoặc vết thương mổ, thêm nữa sau khi sinh sản dịch không ngừng bị đào thải ra, nếu không chú ý đến giữ vệ sinh sạch sẽ âm hộ, rất dễ dẫn tới viêm nhiễm, cho nên sau khi sinh, chăm sóc âm hộ là một việc cực kỳ quan trọng.

Cách vệ sinh sạch sẽ vùng kín

Mỗi ngày sử dụng 0,1 dung dịch chứa bromua (bromogeramine) để rửa sạch bên ngoài âm hộ, sáng tối mỗi buổi một lần, cho đến khi vết thương âm hộ được cắt chỉ. Cần chú ý trong vòng 1 tuần sau khi sinh không được tắm bồn, nhằm tránh gây ra viêm nhiễm âm hộ. Nếu muốn tắm tốt nhất nên dùng khăn ướt lau cọ khắp người hoặc tốt nhất nên dùng vòi hoa sen.

Sau mỗi lần đi đại tiện, tiểu tiện nên dùng nước để rửa qua âm hộ, thứ tự rửa sạch là từ âm đạo, niệu đạo mới sang hậu môn, đồng thời dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau khô, chứ không dùng khăn giấy. Mỗi lần như vậy cần phải lau khô từ trước ra sau, tránh vi khuẩn từ hậu môn sang gây nhiễm trùng âm đạo.

Sử dụng nước rửa âm hộ theo chỉ định của bác sỹ

Đối với những người mà vết thương ở âm hộ bị sưng, kết cứng lại, sau sinh 10 ngày và lượng sản dịch giảm đi rõ rệt có thể sử dụng dung dịch permanaganat với nồng độ 1/1500, ngâm âm hộ trong vòng 15 phút, mỗi ngày 2 lần.

Khi vết thương âm hộ bị đau hoặc tiết ra những chất khác thường, nên cảnh giác xem vết thương có bị viêm nhiễm hay không, khi cần thiết phải đi khám bác sỹ và điều trị.

Nếu bạn làm phẫu thuật mổ hoặc rạch âm hộ, mấy ngày đầu sau khi sinh phải thích ứng với những cơn đau ở vết thương và sự không thoải mái ở chỗ khâu. Vết mổ âm hộ thông thường sau khoảng 3-  5 ngày  sau khi sinh sẽ cắt chỉ, nếu sử dụng loại chỉ tự tiêu khâu dưới da không cần phải cắt chỉ nữa. Vết thương biểu bì âm hộ khoảng 1- 2  tuần sau khi sinh sẽ khỏi, tuy nhiên những vết thương tương đối sâu thường bao gồm những dây thần kinh rất nhỏ thì cần phải đến một thời gian khá dài mới có thể hồi phục lại như cũ. Trong thời gian vết thương hồi phục, các mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây để làm giảm nhẹ cảm giác đau nhức:

- Tránh những nơi tiếp xúc làm tổn hại vết thương, khi nghỉ ngơi nên nằm nghiêng về phía đối diện với vết thương âm hộ, khiến sản dịch không chảy vào vết thương, cải thiện tuần hoàn máu một phần vết thương, thúc đẩy vết thương mau lành.

- Khi đi tiểu  tiện sử dụng nước ấm rửa âm hộ, nước có thể làm loãng nước tiểu, như vậy sẽ không có cảm giác đau nhói nữa.

- Khi cho bé bú cần ngồi một cách thoải mái, vẫn có thể nằm nghiêng cho bé bú sữa, chú ý không được đứng hoặc ngồi quá lâu.

- Mấy ngày đầu có thể uống một lượng nước paracetamol được chỉ định để giảm đau.

- Các bà mẹ cần phải có tâm lý thoải mái, việc khỏi bệnh rốt cuộc cần phải có thời gian. Phương thức và thời gian hồi phục của mỗi người là khác nhau, cần phải tập trung thể lực thiết yếu chú ý vào việc điều trị khỏi bệnh và hồi phục để chăm sóc bé.

Để vết thương lành thông thường cần phải 7 - 10 ngày , tuy nhiên có một số người  những cơn đau nhức có thể kéo dài đến một tháng. Nếu những cơn đau nhức của các bà mẹ không có sự giảm nhẹ nào, hoặc bị sốt nên kip thời đến bệnh viện điều trị.

Trong vòng 2- 4 ngày sau khi sinh, các bà mẹ ngoài việc đối mặt với vết thương âm hộ do sinh tự nhiên ra còn cần phải đối mặt với lượng sản dịch lớn được đào thải ra, da ở âm hộ lại đặc biệt mẫn cảm, hơn nữa sức đề kháng của cơ thể cũng rất yếu, do đó làm thế nào để chọn lựa khăn vệ sinh phù hợp với sức khỏe các bà mẹ là hết sức quan trọng. 

Các chuyên gia cho rằng các bà mẹ sau sinh nên lựa chọn loại khăn vệ sinh chuyên dụng, có hiệu quả phòng tránh viêm nhiễm, đồng thời có độ hạn chế lớn nhất nhằm giảm những cơn đau nhức âm hộ. Ngoài ra các mẹ có thể sử dụng trà xanh hoặc lá trầu không để chăm sóc vùng kín sau sinh cũng rất hiệu quả.
Cách chăm sóc vùng kín chuẩn nhất cho sản phụ Cách chăm sóc vùng kín chuẩn nhất cho sản phụ Reviewed by Unknown on tháng 12 03, 2016 Rating: 5

Post AD