Cách chăm sóc vết mổ sau khi sinh tốt nhất cho sản phụ
Cách chăm sóc vết mổ sau khi sinh tốt nhất cho sản phụ: Sinh mổ đang được nhiều bà mẹ lựa chọn do những ưu điểm như giảm sự đau đớn, chủ động thời gian sinh… Tuy nhiên, việc chăm sóc vết mổ sau sinh là một vấn đề phức tạp, nhiều mẹ chưa hiểu đúng dẫn đến những biến chứng không đáng có.
Các bà
mẹ sau khi sinh mổ, cơ thể và tâm lý dễ rơi vào thời kỳ quá độ thay đổi và điều
chỉnh hợp lý, thêm nữa, ảnh hưởng quan niệm truyền thống của người lớn hoặc sẽ
nghe thấy rất nhiều lời khuyên cấm kỵ, khiến thời gian ở cữ không biết theo ai
thì hợp lý. Dưới đây giới thiệu một số nguyên tắc chăm sóc sau sinh mổ, chỉ cần cơ thể các bà mẹ cho phép, điều dưỡng cẩn thận, rất nhanh có thể hổi
phục lại trạng thái như trước khi mang thai.
Mười ngày sau khi sinh mổ, vết thương mới có
thể chạm vào nước. Phẫu thuật mổ đẻ hiện nay, đa phần là men theo phía trên
xương mu ở phần bụng dưới mổ một đường ngang một ngón tay rưỡi hoặc hai ngón tay,
như vậy gần như không ảnh hưởng đến mỹ
quan sau này.
y tá sẽ chăm sóc vết mổ cho sản phụ |
Thông thường cứ cách một ngày sau khi sinh mổ, y tá sẽ kiểm tra vết
thương và thay thuốc, ngày ra viện lại thay thuốc một lần nữa, về sau chỉ việc
trực tiếp sử dụng keo dán. Mười ngày sau khi làm phẫu thuật mổ đẻ, vết thương
đã hồi phục đến một mức độ tương đối, lúc này mới có thể chạm nước. Cho nên khi
mới bắt đầu chỉ có thể sử dụng cách lau, sau mười ngày mới có thể tắm vòi hoa
sen.
Mỗi lần tắm xong có thể sử dụng khăn lông khô
lau khô nhẹ keo dán, khoảng một tuần thay keo dán một lần là được, như vậy liên
tục trong vòng nửa năm nhằm phòng tránh việc hình thành sẹo, nếu không sao cả,
không cần phải bôi tiếp bất cứ loại thuốc nào hết nữa. Tuy nhiên có những bà mẹ
muốn tìm kiếm cách tốt hơn, nên thường bôi một số loại thuốc chứa nhiều i -ốt,
ngược lại rất dễ gây ra sắc tố vết thương chỗ phẫu thuật lõm sâu hơn.
Ngoài ra, các bà mẹ sau sinh rất dễ toát
mồ hôi, khi toát mồ hồi rất dễ ngấm vào vết sẹo, lượng muối trong mồ hôi sẽ dễ
kích thích vết sẹo cũng sẽ sinh ra đau và ngứa, các bà mẹ cần nhớ rõ giữ gìn cơ
thể khô thoáng, không được dùng tay gãi, có thể sử dụng phương pháp dùng quần
áo lau vết sẹo hoặc sử dụng nước nóng rửa để tránh ngứa ngáy, tránh tăng thêm
kích thích lên vết sẹo, nếu thúc đầy phản ứng viêm tính các mô liên kết sẽ dẫn
đến gây ngứa ngáy hơn nữa.
Nếu vết thương vùng da bụng sau phẫu thuật mổ
đẻ là sử dụng phương thức truyền thống , khoảng một tuần sau khi phẫu thuật cần
quay lại phòng khám cắt chỉ, xử lý về sau cũng giống như đã nói ở trên. Phải kể
đến mối quan hệ giữa các nhân tố như độ to nhỏ, tình hình lành khỏi của vết
thương và tình hình phẫu thuật lúc đó, độ
to nhỏ của thai nhi, thể chất của người mẹ...Mỗi người hoàn toàn không giống
nhau.
Nếu vết
thương có màu đỏ, tím, sưng, đau, chảy máu hoặc xuất hiện tình trạng tiết ra chất
gì đó, nên lập tức đi khám ngay. Không chỉ vậy, có những bà mẹ quá mẫn cảm với
việc sử dụng keo dán, có thể đến các cửa hàng y tế mua loại keo dán khác, thay
đổi sử dụng. Chú ý vết sẹo tương đối mẫn cảm với sự chênh lệch nhiệt độ nóng lạnh
và sự thay đổi khô ẩm, đồng thời do đó mà sinh ra cảm giác đau và ngứa, những
triệu chứng này đều sẽ đi kèm vết sẹo lành khỏi cho đến khi dần dần tiêu mất,
các bà mẹ không cần phải lo lắng.
Chăm sóc vết mổ sau sinh tốt sẽ giúp giảm các biến chứng về sau. Chính vì thế ngay từ khi rời viện các mẹ nên thực hiện tốt những điều như trên nhé.
Cách chăm sóc vết mổ sau khi sinh tốt nhất cho sản phụ
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 01, 2016
Rating:
Post a Comment