Cách chăm sóc trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ : Chăm sóc trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ là một công việc khó khăn. Dưới đây là cách chăm sóc bé từ khi sinh ra cho tới khi bé bước vào thời kỳ ăn dặm mà không có sữa mẹ.
Trong thực tế có một số
trẻ khi sinh ra đã không được bú sữa mẹ vì mẹ chết do hoặc những tai biến sản khoa sau sinh, hoặc mẹ mất sữa
hoàn toàn do mẹ mổ lấy thai, hay mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo như ung
thư, lao phổi nặng, bệnh tâm thần nặng, nhiễm HIV/AIDS… Trong những trường hợp
này, người thân trong gia đình cần nắm được một số kiến thức về chăm sóc trẻ sơ
sinh và nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách nếu không có sữa mẹ
Trước tiên, nên xác định
việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong thời gian này là rất khó khăn, vất vả và tốn kém rất
nhiều lần so với trẻ có mẹ. Về nuôi dưỡng sau sinh, tốt nhất là cho trẻ bú sữa
nhờ của người khác cũng đang cho con bú. Có thể là những người trong gia đình
(cô, dì, chú, bác…) hay những người trong làng, xóm, cơ quan… Thuận lợi nhất là
cho trẻ được bú trực tiếp, nếu không có
điều kiện thì xin sữa vắt ra. Sữa này có thể để từ 3 – 4 giờ mà không cần phải
đun lại vẫn cho trẻ bú tốt.Với trẻ không có điều kiện bú nhờ người khác, thì bắt
buộc phải dùng sữa ngoài.
Có thể lựa chọn sữa dê hoặc sữa bò thay cho sữa mẹ |
Những nơi nuôi được bò, dê, trâu đẻ có thể lấy sữa
đun lên, vớt bỏ hết bơ (mỡ của sữa) ở
phía trên rồi pha loãng theo tỷ lệ 1/3 ( Có nghĩa là 1 phần sữa bò tươi cho
thêm 3 phần nước sôi) rồi pha đặc dần, đến lúc trẻ được 6 tháng tuổi thì có thể
dùng sữa bò tươi nguyên không cần pha loãng. Có thể cho thêm ít đường với vị ngọt
nhẹ (tỷ lệ khoảng 10 % nghĩa là 1 lít sữa cho 100g đường).
Nếu không có sữa bò
tươi thì dùng sữa bột (có 2 loại: Một dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, một loại
khác dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi). Dùng sữa bột thì thuận tiện hơn nhất là
trên thị trường hiện nay có nhiều loại sữa bột thích hợp và cách pha chế có hướng
dẫn cụ thể kèm theo. Ngoài sữa bột có thể pha thêm sữa đậu nành.
Không cho trẻ
sơ sinh ăn sữa đặc có đường vì sữa này chỉ thích hợp với những trẻ lớn. Sữa đặc
có tỷ lệ đường rất cao để bảo quản. nếu pha loãng để giảm độ ngọt thì trẻ sẽ bị
suy dinh dưỡng, còn nếu pha đặc để đảm bảm dinh dưỡng thì trẻ lại bị rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối
không được cho trẻ ăn nước cháo với đường hoặc mì chính. Thực tế cho thấy trẻ
sơ sinh nuôi theo cách nào có thể bị suy dinh dưỡng nặng, kèm theo thiếu
Vitamin A. Vì ăn nước cháo trẻ có cảm giác no, đầy bụng, lười ăn. Những trẻ này
sẽ bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, thiếu
Vitamin A. Trước đây có những trẻ nuôi như vậy đã bị thiếu Vitamin A trầm trọng
dẫn tới khô mắt, mù lòa.
Những
trẻ không được bú mẹ, thường có nhu cầu uống nước nhiều hơn nên ngoài các bữa
ăn, cần cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt là nước hoa quả (Cam, chanh… ) Uống từ
từ từng ít một. Mỗi ngày cho uống thêm 2 – 4 lần, mỗi lần từ 10 - 30ml. Để phòng còi xương cần cho trẻ uống
Vitamin D mỗi ngày 400 đơn vị quốc tế cho đến lúc trẻ được 2 tuổi và cho uống
vitamin A trong các chiến dịch uống Vitamin A toàn quốc (vào tháng 6 và tháng
12 hàng năm), cho đến lúc trẻ được 3 tuổi để phòng khô mắt, đồng thời tăng cường
sức đề kháng cho trẻ. Khi cho trẻ ăn nên tập cho trẻ ăn bằng thìa, cốc cho quen
dần, hơn nữa thìa cốc dễ cọ rửa để đảm bảo vệ sinh
Trẻ
không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ thường hay bị táo bón, màu phân ít vàng và giống
như màu đất thô, số lượng phân nhiều hơn bình thường, mùi phân hơi thối chứ
không như trẻ bú sữa mẹ (vì chưa tiêu hóa hết protein)
Nói
tóm lại công việc nuôi trẻ không được bú sữa mẹ là công việc khó khăn, cần biết cách cho trẻ bú bình đúng cách nhiều
thời gian chăm sóc, và nuôi dưỡng trẻ. Nếu nuôi dưỡng không tốt, trẻ không được
ăn đủ về số lượng cũng như chất lượng sẽ
bị duy dinh dưỡng, hay mắc phải những bệnh về nhiễm khuẩn về hô hấp, tiêu chảy
đặc biệt là tiêu chảy kéo dài. Ngược lại, nếu ăn quá nhiều sẽ mắc bệnh béo
phì, sau này sẽ dẫn tới tình trạng tiểu đường và tim mạch.
Nhận
biết dấu hiệu có thể cai sữa và thời điểm cho trẻ ăn dặm.
Dâu
hiệu cai sữa cho trẻ: Không có thời điểm nào là tuyệt đối chính xác để cai sữa
cho trẻ. Việc lựa chọn thời gian cai sữa cho trẻ phần lớn phụ thuộc vào biểu hiện
của trẻ và sự quyết định của người mẹ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, các
bà mẹ không nên cho trẻ cai sữa trước 6 tháng tuổi, nếu vì môt lý do nào đó bạn
muốn cai sữa sớm hơn thì bạn cần tham khảo hoặc hỏi ý kiến bác sỹ chuyen khoa
nhi. Cũng xin nói thêm rằng, sau giai đoạn cai sữa, trẻ bắt đầu ăn dặm nhưng vẫn
cần cho trẻ bú thêm sữa bình, bởi lẽ sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối
với trẻ. Sau đây là những dấu hiệu cơ bản có thể cai sữa cho trẻ.
Có
thể tự kiểm soát được những hoạt động của đầu. Khi bế trẻ đầu đã cứng cáp,
không cần phải dùng tay đỡ sau gáy.
Trẻ
có thể ngồi vững, mà không cần sự trợ giúp của người lớn
Có
sự vận động cơ hàm (nhai)
Trọng
lượng cơ thể tăng gấp đôi so với khi mới sinh ra.
Có
những biểu hiện không hài lòng như quấy khóc mặc dù đã cho bé bú no sữa mẹ
Bú
mẹ lâu hơn so với bình thường
Cho
những vật mà trẻ nhìn thấy vào miệng.
Những
ngủ ban đêm bị gián đoạn, trẻ thức giấc và quấy khóc do đói
Biểu
lộ sự tò mò khi trông thấy người khác ăn
Bí quyết cai sữa cho trẻ thành công:
Trang
bị kiến thức và kinh nghiệm nếu có trước khi cai sữa cho trẻ
Khi
cai sữa cho trẻ nên bắt đầu từ từ thay vì quá đột
ngột ngưng không cho trẻ bú. Điều này có nghĩa là các bà mẹ có thể rút ngắn thời
gian và cường độ cho trẻ bú, để tránh những
sang chấn bất lợi đối với tâm lý của trẻ sau này. Ví dụ trước đây bạn cho trẻ
bú 7 – 8 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5 phút thì nay hãy rút xuống khoảng 3 – 4 lần/ngày,
mỗi lần khoảng tầm 3 phút rồi từ từ ngắn dần.
Nếu
đã bắt đầu ngưng không cho trẻ bú sữa
thì cần đồng thời thúc đẩy cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế
như sữa bột, sữa đặc hay sữa bò (Chỉ khí áp dụng phương pháp này khi trẻ lớn
hơn 1 tuổi)
Khi
trẻ ăn dặm cần chế biến những món ăn thật mềm, nhỏ như cháo loãng hay bột, vừa
tốt cho tiêu hóa và sự phát triển của răng, loại trừ những nguy cơ bị hóc hay
nghẹn.
Cho
trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
Nên
biết cách đa dạng những loại thực phẩm cho trẻ ăn dặm, để tạo cảm giác hứng thú
cho trẻ ăn ngon miệng hơn.
Lưu
ý: Vẫn xin nhắc lại rằng không có thời điềm cố định nào để cai sữa cho trẻ, và
chỉ cai sữa khi trẻ có thể trạng sức khỏe
bình thường, thay vì mắc bệnh hay đang bị ốm. Điều này sẽ làm cho tình trạng sức
khỏe của trẻ sẽ ngày càng tệ hơn về sau và rất dễ gây ra hiện tượng còi xương,
biếng ăn. Cần chú tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của trẻ khi cai sữa để trẻ
không bị thiếu chất.
Thời
điểm cho trẻ ăn dặm: Thời điểm bắt đầu ăn dặm phụ thuộc tốc độ tăng cân của trẻ.
Nếu trẻ 4 tháng tuổi tăng 200g mỗi tuần thì mới có thể đẩy lùi thời điểm ăn dặm
tới tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 6. Nếu
không đạt mức tăng trưởng này, trẻ cần được tập ăn dặm ngay vì sữa mẹ không còn
đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Trong trường hơp trẻ đòi thức ăn khi nhìn mọi
người ăn uống, có thể thử cho trẻ uống một chút nước canh, nước cháo hoặc nước
trái cây. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ muốn ăn dặm:
Sau khi bú no sữa, trẻ vẫn còn khóc và đòi bú thêm
Trẻ
có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp hoặc trở nên cáu kỉnh và mút tay
Trước
đây trẻ ngủ suốt đêm, bây giờ thì trẻ lại thức dậy đòi bú.
Những
giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường,
ngủ không yên và thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.
Trẻ
trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn
đang cầm.
Chăm sóc cho trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ không chỉ là vấn đề cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ mà cần phải tạo ra tình yêu thương ấm áp dành cho trẻ, có như thế trẻ mới phát tiển toàn diện được.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 08, 2016
Rating:
Post a Comment