Header AD

Bí quyết chăm sóc bầu sữa mẹ sau sinh cho sản phụ

Bí quyết chăm sóc bầu sữa mẹ sau sinh cho sản phụ: Chăm sóc sau sinh bao gồm cả việc chăm sóc bầu vú sau sinh và khi mang thai là việc làm rất cần thiết để bảo vệ nguồn sữa an toàn cho trẻ và tránh các nguy cơ mắc các bệnh như viêm tuyến vú, tắc tia sữa, nứt núm vú, áp - xe vú…


 Đối với các bà mẹ cho con bú

Bình thường dùng nước ấm làm sạch bầu vú là được, nhưng không thể sử dụng xà phòng, như vậy sẽ khiến núm vú khô nứt. Nhưng nếu bầu sữa đau, khó chịu, các chuyên gia cho rằng có thể thử một vài phương thức chăm sóc bầu sữa mẹ  dưới đây.


Các bà mẹ có thể thử rút ngắn thời gian cho bé bú, trước khi cho bé bú sữa, trước tiên nên vắt một ít sữa đã.

Đầu tiên nên để bé bú bên bầu sữa không bị đau, bình thường phải thai đổi tư thế cho bé bú, để tránh gây áp lực quá nhiều lên một bên núm vú. Khi cho bé bú nên nâng bầu sữa lên.

Nếu núm vú khô nứt, có thể bôi một lớp mỏng mỡ cừu, hoặc cho bé bú bên mà người mẹ sau khi sinh có nhiều sữa.

Các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ

Đối với các bà mẹ không cho bé bú sữa mẹ hoặc thời gian  cho bé bú quá ngắn, trong vòng mấy ngày sau khi sinh, bầu sữa mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, nếu cảm thấy bầu sữa căng đầy, có thể sử dụng túi nước lạnh chườm lại. Không được vì để tiêu hết cảm giác căng đầy của bầu sữa mà miễn cưỡng vắt, cứ như vậy sẽ khiến cho cơ thể tiết ra nhiều sữa hơn.

Có thể vắt sữa ra bình giảm áp lực của bầu sữa

Ngoài ra, bầu sữa chịu lực vắt từ bên ngoài, có hai đều hại: Một là các mô mềm trong bầu sữa dễ bị bầm tím, hoặc bên trong bầu sữa gây ra việc sản sinh thêm sữa. Hai là sau khi chịu lực vắt, rất dễ thay đổi hình dạng ngoài bầu sữa, khiến hai bầu sữa bị sệ xuống.

Trong vòng khoảng 24 - 72 tiếng khi tuyến sữa mới bắt đầu tiết sữa, các bà mẹ có thể phát sinh hiện tượng căng đầy xung huyết bầu sữa. Lúc này các bà mẹ có thể sử dụng đá lạnh chườm lên để giảm nhẹ cơn đau. Cùng với việc sữa tiết ra bình thường, bầu sữa sẽ trở nên mềm, hiện tượng xung huyết sẽ tiêu tan dần.

Chăm sóc bầu sữa trong ăn uống hàng ngày

Tư thế ngủ phải đúng. Tư thế ngủ của phụ nữ sau sinh thường thiên về nằm ngửa, nhất thiết không chỉ nằm nghiêng về một hướng trong một thời dàn dài, như vậy không những dễ gây sức ép lên bầu sữa , lại cũng dễ dẫn đến hai bên bầu sữa phát triển không cân bằng.


Khi hai vợ chồng ngủ chung, nhất thiết không được để chồng dùng sức gây sức ép lên bầu sữa. Nếu không thì sẽ gây bệnh ở bên trong.

Tắm cũng cần phải có cách. Cấm được sử dụng nước qúa nóng hoặc quá lạnh gây kích thích lên bầu sữa. Bởi vì xung quanh bầu sữa có rất nhiều mạch máu nhỏ chằng chịt, chịu sự kích thích của nước quá nóng hoặc quá lạnh đều sẽ rất không có lợi, nếu chọn tắm ngồi hoặc tắm bồn, càng không thể ngâm trong nước quá nóng hoặc quá lạnh trong một thời gian dài được. Nếu không thì sẽ khiến các mô mềm bầu sữa lỏng nhão, lại càng dễ dẫn đến da bị khô.

Cấm ăn kiêng quá độ. Ăn uống có thể khống chế sự tăng giảm lượng mỡ  trong cơ thể. Các mô trong bầu sữa đa phần là mô mỡ, hàm lượng các mô mỡ này tăng lên thì bấu sữa mới có thể phát triền bình thường được.

Các bà mẹ có núm vú khô nứt, hàng ngày có thể sử dụng dầu ăn đã chín bôi lên chỗ vết thương ở bâu sữa, thúc đẩy vết thương mau lành. Khi làm sạch núm vú, không được dùng khăn len lau quá mạnh, có thể sử dụng bông thấm nước hoặc dầu bôi trẻ em bôi nhẹ nhàng lên bầu sữa, tránh sử dụng dầu thơm có tính kiềm, bởi vì chúng sẽ phá hủy các lớp mỡ dưới da. Trước khi mặc áo ngực có thể để bầu sữa khô gió tự nhiên.

Là bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể, nên dù mẹ có cho bé bú hay không, đôi gò bồng đảo vẫn cần nhận được sự chăm sóc sau sinh đặc biệt ngay sau khi vượt cạn để có thể nhanh chóng phục hồi lại như ban đầu.


Bí quyết chăm sóc bầu sữa mẹ sau sinh cho sản phụ Bí quyết chăm sóc bầu sữa mẹ sau sinh cho sản phụ Reviewed by Unknown on tháng 12 01, 2016 Rating: 5

Post AD