6 cách nằm của bé khi chào đời
Vị trí của thai nhi là một yếu tố quyết định sự thành công và thuận lợi của quá trình sinh đẻ.
Thông thường từ tuần thai thứ 28 thai nhi bắt đầu xoay đầu và trúc đầu xuống phía dưới xương chậu để ổn định vị trí ngôi thai chuẩn bị cho hành trình chào đời của bé. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mặc dù đã đến kỳ sinh đẻ nhưng ngôi thai vẫn nằm ở những vị trí khác nhau buộc các bác sỹ phải chỉ định đẻ mổ cho các sản phụ.
1. Ngôi trước chỏm đầu - ngôi thai lý tưởng
- Đặc điểm: Đầu thai nhi hướng xuống, mặt quay về phía lưng của mẹ và chỏm đầu hơi nghiêng sang trái hoặc phải. Cằm thai nhi thường thu về phía ngực nên chỏm đầu là phần ló ra đầu tiên.
- Đây là kiểu ngôi thai giúp bạn sinh nở dễ dàng nếu ngôi thai chẩm trước, nghiêng bên phải hay bên trái. Ở vị trí này, thai sẽ “đi qua” đường vòng của hông một cách thoải mái và dễ dàng “trượt” ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Khi bé ở vị trí đáy xương chậu, lưỡng đỉnh (vị trí có chu vi vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu.
2. Ngôi sau chỏm đầu
- Đặc điểm: Đây là vị trí mà thai nhi quay mặt về phía trước của người mẹ.
- Hạn chế: Ngôi thai này không thuận lợi vì đầu của thai nhi ở vị trí không dễ điều chỉnh. Khu vực hẹp nhất của thai nhi không ra trước và tử cung phải co bóp nhiều hơn để đẩy bào thai ra ngoài. Do đó khiến cho thời gian sinh kéo dài. Cột sống của thai nhi có thể ép sát vào cột sống của bạn, vì vậy bạn sẽ thấy đau lưng nhiều hơn trong khi chuyển dạ.
3. Ngôi mông
Đặc điểm: Các thai nhi sinh ngôi mông thường nằm ở tư thế đưa xuống dưới, hai chân ép sát người, co lại ở phần đùi và đầu gối.
Hạn chế: Sinh ngôi mông tiềm ẩn những khả năng xảy ra rủi ro như:
- Khi sản phụ chuyển dạ có thể một chân của bé sẽ rơi xuống và bàn chân sẽ được sinh ra đầu tiên.
- Dây rốn có thể lọt vào đường sinh và bị kẹp ở đó.
- Ngôi mông làm tử cung không giãn đủ rộng, khiến cho đầu thai nhi đi qua khó khăn.
- Nếu thai nhi sinh non và ở vị trí ngôi mông thì phải tiến hành mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
4. Ngôi chân (chân chặn ở lối ra)
Mặt của bé hướng lên phía trên tử cung mẹ, chân bắt chéo và chặn ở lối ra. Tương tự ngôi mông, bác sĩ có thể dùng thủ thuật xoay ngôi thai hoặc chỉ định mổ đẻ dành cho người mẹ.
5. Ngôi xiên hoặc ngôi ngang
Đặc điểm: Thai nhi có thể nằm ở tư thế xiên, lưng ra đằng trước hoặc nằm vắt ngang tử cung. Trường hợp này xảy ra khi nhau thai nằm thấp hoặc sản phụ mang thai đôi.
Hạn chế:
- Thai nhi ở vị trí này sẽ khiến cho quá trình sinh đẻ của người mẹ khó khăn hơn. Do áp lực của tử cung không đều, dễ phát sinh màng thai rách sớm, có khi bị đứt dây rốn.
- Nếu không xử lí kịp thời sẽ bị vỡ tử cung.
- Trường hợp sinh đơn, thai nhi ở vị trí này sẽ phải tiến hành phẫu thuật.
- Ở những ca sinh đôi, sau khi bé thứ nhất ra đời, bác sĩ sẽ phải cố gắng xoay vị trí để em bé thứ hai có thể ra đời bình thường.
6. Kiểu nằm của hai bé song sinh
Một bé hướng đầu xuống phía dưới, trong khi bé còn lại hướng chân (hoặc mông) xuống. Với kiểu nằm lộn đầu – lộn đuôi thế này, mổ đẻ là cách được bác sĩ chỉ định cho người mẹ.
6 cách nằm của bé khi chào đời
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 31, 2016
Rating:
Post a Comment