5 cách phòng cúm trong thời kỳ mang thai
Cúm với triệu chứng hắt hơi sổ mũi khó chịu luôn là mối bận tâm hàng đầu của phụ nữ khi mang thai. Hãy loại bỏ căn bệnh này chỉ bằng những cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Mang trong mình dòng máu đang ngày qua ngày lớn lên trong cơ thể, có nhiều thay đổi sẽ diễn ra bên trong cơ thể của người mẹ. Trong thời điểm 3 tháng đầu khi mang thai là lúc bà bầu dễ mắc những bệnh do sự suy giảm hệ miễn dịch, phổ biến nhất là bệnh cúm, cộng với thời tiết chuyển mùa hoặc không khí lạnh mùa đông càng làm cho bà bầu có nguy cơ bị nhiễm cúm. Cúm kèm theo những triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, sốt… tưởng chừng như đơn giản nhưng có thể sẽ có những biến chứng vô cùng nguy hiểm (thai nhi có thể bị dị tật hoặc người mẹ bị sinh non, suy thai… khi bị nhiễm cúm).
Nguyên nhân chủ yếu gây cúm là do những chủng virus cúm phổ biến như H3N2, H1N1 hoặc nguy hiểm hơn là H5N1. Một số loại thuốc điều trị cúm có thể có tác dụng phụ nguy hiểm, do đó cần hạn chế dùng thuốc khi bà bầu bị cúm, cách tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai. Những cách sau đây sẽ là những phương pháp thay thế chữa cúm cho bà bầu.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Bà bầu nên xây dựng cho mình thói quen luyện tập thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tuần hóa máu trong cơ thể tốt hơn, do đó sẽ khiến mũi bạn thoải mái hơn khi tập luyện đều đặn. Cần tránh luyện tập thể thao ngoài trời khi đang khô hanh vì sẽ càng khiến mũi khó chịu hơn.
Phụ nữ mang thai cần tránh những kích thích lên mũi như mùi sơn, mùi nước hoa, khói thuốc, rượu,.. Kê cao gối khi ngủ cũng là mốt cách phóng chống cảm cúm khi mang bầu.
Muối ăn
Đây là cách đơn giản nhất điều trị chứng hắt hơi sổ mũi khi mang thai do cúm. Bởi loại nguyên liệu này luôn có sẵn trong tủ bếp của các bà nội trợ. Một chút muối hòa với nước ấm vừa xúc miệng và rửa mũi sẽ khiến chứng hắt hơi sổ mũi giảm hẳn nếu làm đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên pha nước muối quá mặn có thể làm họng tổn thương.
Tỏi
Trong tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh giữ cho cơ thể không bị xâm nhập bởi vi khuẩn và virus. Chế biến thức ăn hằng ngày ngày dùng tỏi sẽ tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật không chỉ riêng bệnh cúm.
Bạn có thể xông hơi với tỏi bằng cách đun một lít nước sôi rồi thả vào 3-4 tép tỏi đã bằm nát vào. Sau đó hít từ từ để hơi nước kèm tinh dầu trong tỏi sẽ thông mũi và khiến chứng sổ mũi hắt hơi biến mất. Tuy nhiên cần chú ý khi sử dụng tỏi để xông mũi, bởi sẽ có tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, nóng dạ dày, rát cổ họng hoặc có thể khiến người lâng lâng.
Chanh
Chanh là thực phẩm rất tốt để giảm dịch nhày trong cổ họng, bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại virus cúm. Một cốc nước chanh ấm mỗi ngày để đề phòng cũng như làm giảm tiết dịch trong mũi bà bầu khi bị cúm.
Viên ngậm IgYGate DC-F
Sản phẩm được biết đến như một phương pháp có thể ngăn chặn 100% các chủng cúm phổ biến như H5N1, H3N2, H1N1. Điểm đặc biệt của viên ngậm chính là công nghệ sử dụng kháng thể thụ động chống lại virus gây bệnh cúm. Kháng thể IgY có trong thành phần của mỗi sản phẩm chính là một bước tiến mới trong tiến trình áp dụng công nghệ điều trị mới trong việc điều trị các bệnh do virus gây nên.
5 cách phòng cúm trong thời kỳ mang thai
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 19, 2016
Rating:
Post a Comment