Header AD

Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm gì để con hết nhanh không bị nôn ói

Trẻ sơ sinh bị nấc là một hiện tượng bình thường và đa số đều mắc phải, bố mẹ không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải biết nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này.

1. Trẻ sơ sinh bị nấc do đâu?

Trẻ sơ sinh bi nấc là hiện tượng phổ biến

Nấc cụt không chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh mà tất cả các độ tuổi đều có thể gặp phải. Thế nhưng, lứa tuổi dưới 1 năm thường có tần suất nấc cụt nhiều hơn. Nguyên nhân là do cơ hoành ở dưới ngực bị co thắt không tự chủ và ngắt quãng, khi hít không khí vào sẽ bị chặn lại bất ngờ, thanh môn đóng lại đột ngột tạo ra hiện tượng nấc. Thông thường, bé sẽ bị nấc trong các trường hợp sau:

Bị nấc do ăn uống

Khi bé ăn quá no, nhất là những bé bú bình sẽ thường bị nấc hơn cả vì lúc này trong bụng chứa nhiều thức ăn và không khí khiến cho bụng căng lên, ợ hơi và gây ra những cơn nấc.
Bị nấc do thay đổi tư thế đột ngột

Trường hợp này có vẻ ít gặp hơn nhưng nó vẫn là một trong những nguyên nhân tạo nên những cơn nấc cụt ở trẻ. Nhất là khi bụng đang no, việc thay đổi tư thế của bé đột ngột rất dễ khiến cho thức ăn bị trào ngược ra ngoài, vô tình bé không kịp hít thở bình thường dẫn đến nấc.

Bị nấc do nhiệt độ bị thay đổi đột ngột

Thường là trong các trường hợp từ nóng đột ngột chuyển qua lạnh vì lúc này bé dễ nhiễm lạnh, phổi chưa kịp thích ứng nên gây ra nấc hoặc ho.

Bị nấc do trào ngược dạ dày

Hiện tượng trào ngược dạ dày cũng là do ăn quá no mà gây nên. Trong dạ dày có chứa acid nên khi thức ăn được đẩy ra ngoài sẽ khiến bé bị ngợp, thở không đều và dẫn đến nấc.

2. Làm sao khi trẻ sơ sinh bị nấc?

Có thể cho trẻ uống sữa khi bị nấc

Thông thường khi chúng ta bị nấc cụt, chỉ cần hít sâu và giữ hơi thở lâu một chút hoặc uống nước kém nín hơi sẽ hết ngay lập tức. Nhưng trẻ sơ sinh quá nhỏ để có thể tiếp nhận được sự hướng dẫn của người lớn nên không thể áp dụng được cách này. Vì vậy, để chữa nấc cho bé, bạn cần phải giữ được hơi thở của bé bằng cách cho bé bú, uống nước hoặc nói chuyện làm cho bé cười hoặc khóc, như thế cơn nấc sẽ qua đi dễ dàng.

Cơn nấc thường qua đi sau vài phút nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Nếu như bé bị ăn no dẫn đến nấc thì nên bế bé thẳng đứng và vỗ nhẹ vào lưng. Còn nếu bé bị lạnh mà nấc thì ngay lập tức cần giữ ấm. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể gãi nhẹ nhàng và liên tục vào môi trên hoặc dái tai của bé đến khi cơn nấc biến mất cho bé cảm thấy dễ chịu hơn. Nói chung có thể làm bất cứ cách nào để đánh lạc hướng, cho bé quên đi cơn nấc thì tự nhiên nó sẽ hết.

3. Giải pháp ngăn chặn trẻ sơ sinh bị nấc

Nguyên nhân gây ra cơn nấc như thế nào thì giải quyết ngay vấn đề ở chỗ đấy. Và việc chúng ta cần làm để tránh cho trẻ bị nấc là:

- Không nên cho bé ăn quá no một lúc, nên cho bé ăn nhiều bữa trong ngày và không nên để bé bú bình một mạch cho đến khi hết bình.

- Luôn giữ ấm cho bé đúng lúc.

- Không bế xốc bé lên đột ngột và cũng không được phép thay đổi tư thế của bé một cách bất ngờ.

- Sử dụng gối chống trào ngược để hạn chế các trường hợp thức ăn bị đẩy ra ngoài.

Lưu ý: Trẻ sơ sinh bị nấc là hiện tượng bình thường nhưng nếu như bị nấc liên tục và kéo dài thì cần phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm gì để con hết nhanh không bị nôn ói Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm gì để con hết nhanh không bị nôn ói Reviewed by Unknown on tháng 11 29, 2016 Rating: 5

Post AD