Header AD

Sự thật ăn tỏi sống chữa bệnh... phụ nữ

Dùng các loại thuốc lá, ăn tỏi sống để điều trị nấm âm đạo là phương pháp phi khoa học. Nên khi có biểu hiện ngứa, khó chịu vùng kín các chị em thường tự ý mua thuốc đặt âm đạo điều trị nấm.


Điều trị không kịp thời dần trở thành mãn tính

Mới kết hôn được 3 tháng, chị Huệ (Thanh Xuân, Hà Nội) đã có những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu vùng kín, khi quan hệ vợ chồng chị cảm thấy đau rát. Để chấm dứt tình trạng ngứa vùng kín chị Huệ đã ra hiệu thuốc mua thuốc vệ sinh vùng kín. Sau khi, dùng thuốc cảm giác ngứa, khó chịu vùng kín cũng đỡ đi phần nào. Nhưng chỉ được nửa tháng cảm giác ngứa vùng kín lại quay lại gây bất tiện cho cuộc sống và sinh hoạt. Chị đi khám thì được bác sĩ cho biết bị nhiễm nấm Candida và bệnh này có thể tái phát lại nhiều lần khiến cho chị rất lo lắng.


Cũng đang phải điều trị nấm âm đạo Candida, chị Thanh (Ba Đình, Hà Nội) cho hay: “Chỉ có người bị nấm âm đạo mới biết khổ sở như thế nào. Nhiều lúc ở chốn đông người ngứa tới phát điên chỉ biết rúm ró người lại, cầu mong cho qua cơn ngứa”.

Chị Thanh chia sẻ, thường dùng lá trầu không xông vùng kín và sữa chua rửa vùng kín để cắt cơn ngứa tạm thời. Ngoài ra, chị Thanh cũng dùng thuốc đặt âm đạo để điều trị nấm. Do bị nhiễm nấm quá lâu lại không điều trị đến nơi đến chốn, nấm âm đạo của chị Thanh đã trở thành mãn tính.

Bác sĩ sản khoa Thân Ngọc Tuấn cho hay: “Dùng các loại thuốc lá, ăn tỏi sống để điều trị nấm âm đạo là phương pháp phi khoa học. Hiện nay, việc đi khám phần phụ định kỳ vẫn chưa được nhiều chị em chú ý tới. Nên khi có biểu hiện ngứa, khó chịu vùng kín các chị em thường tự ý mua thuốc đặt âm đạo điều trị nấm. Tự ý đặt thuốc không đúng liều, không theo chỉ định của bác sĩ đã có những trường hợp nấm nhờn thuốc, kháng thuốc điều trị rất mất công”.

Dễ tái nhiều lần

Theo bác sĩ Thân Ngọc Tuấn, nấm âm đạo thường gặp ở những phụ nữ có gia đình, có quan hệ tình dục thường xuyên, bệnh do loại nấm tên Candida Albicans gây ra. Nấm Candida gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết nóng, ẩm hoặc có nguyên nhân nào đó gây mất cân bằng môi trường sinh lý âm đạo... các bào tử nấm phát triển và gây bệnh.

“Nấm âm đạo khi bị mắc rồi vẫn có nguy cơ tái lại nhiều lần nếu gặp điều kiện thuận lợi. Nấm là vi khuẩn cơ hội, môi trường ẩm ướt (khí hậu nhiệt đới) các bào tử nấm rụng vào các đồ vệ sinh cá nhân, quần lót. Đặc biệt, là khi mặc quần lót chưa được phơi khô hoặc là khô tạo cơ hội cho nấm Candida có thể bị tái lại”, bác sĩ Thân Ngọc Tuấn nói.

Bác sĩ Thân Ngọc Tuấn cho biết thêm, nấm Candida gây ra ngứa rát, khó chịu khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện nay, chưa có nghiên cứu chính thức nấm âm đạo gây ra viêm nhiễm phần phụ (viêm nhiễm phụ khoa thường bị lây qua đường tình dục). Tuy nhiên, khi bào tử nấm quá nhiều sinh ra khí hư bã đậu có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ. Những trường hợp này nếu muốn có con cần phải điều trị nấm âm đạo trước.


“Phụ nữ khi có những biểu hiện của nấm âm đạo cần phải đi khám để có bằng chứng chính xác là nhiễm nấm hay bị nhiễm trùng âm đạo, từ đó điều trị đúng loại  thuốc đúng chủng loại vi khuẩn. Đối với trường hợp nhiễm nấm mãn tính, bác sĩ buộc phải cấy kháng sinh đồ. Nấm âm đạo cần phải điều trị cho cả hai vợ chồng, vì khi quan hệ nấm sẽ có trong bao quy đầu nam giới là lý do bệnh dễ bị nhiễm lại”, bác sĩ Tuấn cho hay.

Để dự phòng nhiễm nấm chị em nên dùng các dung dịch vệ sinh phụ nữ. Tuy nhiên, không dùng hàng ngày mà chỉ dùng ở những thời điểm tăng tiết dịch như: giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau khi sạch kinh 2 ngày. Chỉ rửa bên ngoài không thụt tay vào bên trong vì tay không sạch có thể đưa các vi khuẩn cơ hội vào trong âm đạo. Quần áo lót nên phơi ở những nơi có ánh nắng mặt trời, tuyệt đối không mặc quần lót khi thấy còn ẩm.
Sự thật ăn tỏi sống chữa bệnh... phụ nữ Sự thật ăn tỏi sống chữa bệnh... phụ nữ Reviewed by Unknown on tháng 11 21, 2016 Rating: 5

Post AD