Header AD

Lý do trẻ bụ bẫm nhưng vẫn suy dinh dưỡng

Theo khoa học, béo phì cũng là một dạng của suy dinh dưỡng, được gọi là suy dinh dưỡng thể thừa cân béo phì để phân biệt với nhóm suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Nguyên nhân của tình trạng trên bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là giai đoạn ăn dặm. Để khắc phục, phụ huynh cần có một thực đơn khoa học đầy đủ nhóm chất cho bé.

Ăn dặm sai cách khiến bé béo phì

Theo khảo sát nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM tại các trường tiểu học, hiện nay thành phố có 49% trẻ em thừa cân hoặc béo phì. Nghĩa là, cứ 2 em học sinh thì có gần một em rơi vào tình trạng trên. Khác với suy nghĩ bụ bẫm là tốt, khi dư cân, trẻ sẽ gặp nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho sức khoẻ như cao huyết áp dẫn đến suy tim sớm khi trưởng thành, thiếu canxi gây loãng xương và hạn chế phát triển chiều cao, thiếu vitamin D, thiếu sắt, thiếu máu…

Béo phì là một dạng của suy dinh dưỡng, nguyên nhân do ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, chất bột đường. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng giữa các nhóm chất, ăn quá nhiều cơm, bánh mỳ, bánh kẹo, nước ngọt… khiến trẻ nạp vào cơ thể những năng lượng rỗng, không đảm bảo cho sự phát triển cân đối và bền vững.

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra ra rằng, trẻ độ tuổi tiểu học béo phì thừa cân bắt nguồn từ cách nuôi dưỡng sai, ngay từ giai đoạn ăn dặm. Đặc biệt, các mẹ thường ngộ nhận là ăn càng nhiều chất đạm (thịt, cá) thì càng tốt. Điều này dẫn đến bữa ăn bị mất cân bằng dinh dưỡng và hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh.

Phụ huynh cần lên một chế độ dinh dưỡng cân đối để giúp bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ khỏe mạnh

Để trẻ phát triển toàn diện, thực đơn mỗi ngày cần có đầy đủ và cân bằng 5 nhóm dinh dưỡng. Cha mẹ nên phối hợp giữa các thức ăn cùng nhóm, kết hợp thô và mịn, sẫm màu và nhạt màu, tôm cá và thịt gia cầm… Năng lượng trẻ nạp vào mỗi ngày được phân chia theo tỷ lệ: một nửa tinh bột (bánh mì, gạo, ngũ cốc…), 1/6 protein (thịt, cá, trứng…), 1/4 chất béo (sữa, đường, phô mai…), còn lại là nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả…).



Các nhóm thực phẩm chính dành cho bé ăn dặm.

Nguyên tắc thứ 2, ăn uống đúng giờ và đủ bữa. Để đảm bảo đủ năng lượng, trẻ cần ăn khoảng 5 bữa mỗi ngày gồm bữa chính và các bữa phụ từ súp, cháo, sữa, phở, bún… Môi trường của bữa ăn cần yên tĩnh, tạo thói quen nhai kỹ nuốt chậm và tự xúc ăn. Âm nhạc nhẹ nhàng tạo nên tâm trạng vui vẻ giúp ngon miệng hơn, tuy vậy cần tránh cho trẻ vừa ăn, vừa xem TV.

Nguyên tắc thứ 3 là đảm bảo chất lượng cho bữa sáng. Không ăn hoặc ăn ít vào bữa sáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, làm giảm thể lực và ảnh hưởng đến hoạt động của đại não. Bữa sáng chiếm đến 30% tổng năng lượng đưa vào cơ thể cho cả ngày. Ăn sáng đầy đủ đóng vai trò tích cực giúp phòng chống béo phì ở trẻ nhỏ, khởi động sự trao đổi chất của cơ thể trong ngày, giúp đốt cháy calories.

Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn các món để qua đêm được hâm lại. Ưu tiên món mềm đầy đủ dinh dưỡng. Hiện nay, để tiết kiệm thời gian chuẩn bị thức ăn, nhiều người mẹ lựa chọn biện pháp sử dụng thực phẩm đóng gói. Để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng, phụ huynh cần lưu ý lựa chọn những sản phẩm uy tín, có đầy đủ giấy chứng nhận quy trình chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một trong những lựa chọn tin cậy cho phụ huynh là cháo tươi đóng gói ăn liền dành cho trẻ em. Để sử dụng, đặt gói cháo vào nước sôi, mở gói và cho bé ăn liền. Sản phẩm sử dụng bao bì đa lớp kết hợp công nghệ Nhật Bản nấu chín trực tiếp nguyên liệu trong bao bì nên bảo toàn dinh dưỡng và vẹn nguyên hương vị như cháo nấu tại nhà, không dùng bất cứ chất bảo quản nào.
Lý do trẻ bụ bẫm nhưng vẫn suy dinh dưỡng Lý do trẻ bụ bẫm nhưng vẫn suy dinh dưỡng Reviewed by Unknown on tháng 11 29, 2016 Rating: 5

Post AD