Đệm nước, gối nước: Mát thì ít, hại thì nhiều
Những ngày nắng nóng, đệm nước, gối nước trở thành mặt hàng “hot” trên thị trường, không chỉ bới giả cả phải chăng, mà còn vì không có chi phí phát sinh.
Với giá cả phải chăng, đệm nước, gối nước đang là lựa chọn của nhiều gia đình, nhất là những gia đình chưa có điều kiện sắm điều hòa, gia đình có người ốm.
Theo giới thiệu của người bán, đệm nước, gối nước ngoài tác dụng làm mát, massage lưng nhờ dao động của nước, còn không tốn kém, người dùng chỉ cần thay nước cho đệm thường xuyên và sử dụng. Thậm chí, nhà sản xuất còn thiết kế loại đệm hai mặt tiện lợi, một mặt chống nóng và một mặt dùng cho mùa đông.
Theo khảo sát, các loại đệm nước có giá dao động từ 200.000 đồng – 500.000 đồng tùy theo kích cỡ, kiểu dáng và xuất xứ. Đệm nước sản xuất trong nước có giá từ 200.000-450.000 đồng, đệm Trung Quốc (Yuongming, Shinglang…) có giá rẻ hơn, từ 130.000-350.000, được bán tại các cửa hàng thiết bị y tế hoặc cửa hàng chuyên bán chăn-ga-gối-đệm..
Loại đệm to được ưa chuộng nhất có sóng to, nhiều rãnh, có khả năng mát –xa lưng nhờ dao động nước từ các ngăn. Khi nằm có cảm giác mát lạnh nhờ công dụng làm giảm thân nhiệt.
Hầu hết, người bán đều quảng cáo về tiện ích làm mát vô cùng tiết kiệm của sản phẩm. Khi được hỏi về “tác dụng phụ” đệm nước, chị N.T.H (bán hàng trên đường Phương Mai) gạt ngay đi và cho biết: “Mua về dùng còn mát hơn cả điều hòa, chả tốn điện, đệm này thì hại gì được, có phải dùng điện hay hóa chất gì đâu mà lo nhiễm độc hoặc ốm đau”.
Với giá cả phải chăng, đệm nước, gối nước đang là lựa chọn của nhiều gia đình, nhất là những gia đình chưa có điều kiện sắm điều hòa, gia đình có người ốm.
|
Trẻ có thể viêm phổi, viêm da vì đệm nước
Gần 1 tháng nay, thời tiết Hà Nội nắng nóng quá. Thương cu bé mới gần 1 tuổi đã phải chịu trận với cái thời tiết nóng nực này, nhà lại chật chội và không có điều hòa nên vợ chồng em đầu tư một quả đệm và gối nước cho con nằm.
Nhà em mới chỉ mua đệm và gối nước gần một tháng nay thôi, nhưng em đang không biết có phải vì chính thủ phạm này mà khiến con em tháng rồi hay bị nhiễm lạnh hoặc viêm phế quản hơn không.
Bố của bé thì sau một tháng theo dõi con nằm đệm thì nhất quyết không ưng nữa, anh ấy nói rằng đệm và gối nước dùng mùi cao su từ gối và đệm rất khó chịu. Mặt khác đệm cũng rất nguy hiểm đối với bé nhà em vì bé thường hay nằm ngủ úp mặt xuống nên khi úp mặt xuống đệm sẽ rất dễ bị ngạt thở nên rất nguy hiểm.
Hay như trường hợp nhà chị Mai, thấy đệm mát lạnh, chị cẩn thận lót một lớp khăn xô lên trên nhưng do bé giãy đạp, khăn bị rơi ra một xó, kết quả là bé ho sù sụ. Sau hai đêm như vậy thì bé bị sốt, phải đưa vào viện cấp cứu. Chị Lan Anh giật mình lo sợ khi bác sĩ kết luận bé bị viêm phổi cấp.
Theo khuyến cáo của bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, các bà mẹ không nên dùng những loại gối, đệm có chất sinh hàn, làm mất nhiệt cho trẻ, bởi khi nằm trên các loại đệm, gối như vậy, trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Mặt khấc, chất liệu bọc ngoài của các loại đệm, gối này thường là vải pha nhựa hoặc có nhiều thành phần nylon nên bí. Khi trẻ ra mồ hôi, vải bọc này không thể thấm hút được, mồ hôi đọng lại trên da, gặp bề mặt lạnh của đệm, gối nên làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh, dẫn đến ho, viêm phế quản, viêm phổi. Trẻ nhỏ còn có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc.
Các loại đệm và gối nước thường có cấu trúc khá gồ ghề do phải tạo khoang chứa chất làm mát. Đây chính là một yếu tố gây kém phát triển xương. Đặc biệt, với những cháu có nguy cơ còi xương hoặc bản xương sọ quá mềm, khi bị đè ép sẽ gây nguy cơ phát triển bản xương không đều...
Các loại đệm hay gối nước chỉ phù hợp với những người khoẻ mạnh. Sản phụ và trẻ sơ sinh thường có thể trạng yếu nên dễ bị nhiễm lạnh, mạch máu co lại, trường hợp nặng có thể dẫn đến tai biến, truỵ mạch.
Các loại đệm và gối nước thường có cấu trúc khá gồ ghề do phải tạo khoang chứa chất làm mát. Đây chính là một yếu tố gây kém phát triển xương.
|
Ngoài ra, theo các bác sĩ, chất liệu vỏ đệm, gối nước thường là vải pha nhựa, hoặc thành phần chứa nhiều nilon nên rất bí, không có khả năng thấm hút mồ hôi. Khi người sử dụng ra mồ hôi sẽ không thể thấm hút được qua vỏ đệm, vì thế mồ hôi đọng lại trên da, gặp bề mặt lạnh của đệm, gối sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh, dẫn đến ho, viêm phổi. Nhiều người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ thậm chí phải nhập viện vì dùng đệm nước chỉ sau 1 đêm.
Cấu trúc của đệm gồm nhiều khoang chứa nước riêng lẻ với nhiều khe rãnh nhỏ tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng trú ngụ. Chính vì sự ẩm ướt và cấu trúc của đệm nên vi khuẩn phát triển nhanh, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra các bệnh về da như nấm, dị ứng... Chất liệu làm vỏ đệm cũng chứa nhiều thành phần không thân thiện với da như nilon, vải pha nhựa.
Với những người có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng hay da trẻ còn non đều có thể có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc. Vì vậy, với những đối tượng này cách dùng đệm nước tốt nhất là nên trải trên bề mặt đệm một lớp khăn bông để bề mặt da không trực tiếp tiếp xúc với vỏ đệm, không bị quá lạnh và thấm bớt mồ hôi khi ngủ.
Người mua nên kiểm tra kĩ sản phẩm, kiểm tra bề mặt đệm xem lớp phủ có dày và dẻo dai hay không, phần khóa nước cần đảm bảo chắc chắn để tránh rò rỉ nước khi sử dụng. Khi sử dụng, cần lưu ý lau dọn, vệ sinh vỏ đệm thường xuyên, không để các vật sắc nhọn tác động vào đệm để tránh làm xước, rách lớp vải ép và dung dịch bị chảy ra.
Đệm nước, gối nước: Mát thì ít, hại thì nhiều
Reviewed by Unknown
on
tháng 11 29, 2016
Rating:
Post a Comment