Header AD

Chữa trị tiêu chảy cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian cổ truyền

Trẻ sơ sinh dễ bị mắc bệnh tiêu chảy, mà mỗi khi mắc thì thường là bị dài ngày lâu khỏi. Cho trẻ uống kháng sinh 1 thời gian dài sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa cho trẻ. Theo kinh nghiệm của các cụ cao tuổi, chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ em hoàn toàn không cần dùng kháng sinh, có nhiều bài thuốc dân gian quý chữa tận gốc được bệnh này, như dùng nước lá ổi hay lá mơ.


Kinh nghiệm chữa ho của một số bà mẹ 

Mẹ Cún Yêu:

Ở quê em còn có bài thuốc nữa là cho bé uống nước lá lộc vừng. Nói chung em thấy lá mơ, lá lộc vừng, lá ổi… đều có chất chát nên có tác dụng đối với tiêu chảy. Khi bé bị tiêu chảy thì các chị nên cho bé ăn carot, khoai tây, bí đỏ… sẽ làm cho phân của bé đặc hơn. Cũng chính vì vậy khi bé bị táo thì nên hạn chế cho bé ăn những đồ trên.

Mẹ Hải Huy:

Con mình hồi hơn 4 tháng đã hay bị tiêu chảy rồi, cháu cứ bị đi bị lại liên tục. Mình theo 1 bác sĩ chuyên khoa nhi ở Đà Nẵng họ cho thuốc kháng sinh Bidisepston và men tiêu hóa, Smecta. nhưng sau khi ngừng tiêu chảy bạn phải cho con bạn uống men liên tục từ 3 – 6 tháng như vậy sau này đường ruột mới ổn được . Và bạn lấy gạo, cà rốt thái nhỏ rang lên rồi nấu nước thêm chút muối vào cho cháu uống rất mau cầm.


Mẹ bé cu Tí 

Bé nhà mình hồi 14 tháng bị tiêu chảy, ngoài men tiêu hoá ra mình cho bé uống nước lá ổi và ăn chuối tiêu xanh xay nhuyễn trộn nấu với cháo. Búp ổi mình sắc lên lấy nước cho bé uống, mỗi lần cho uống đổ 1 tí vào cái chén, dằn ngửa con ra rồi đổ vào miệng, lượng nước ít thôi để bé khỏi bị sặc, nước này rất chát, bé uống vào không nôn ra như uống thuốc đâu, thỉnh thoảng lại cho uống, uống cả ngày và uống trong 3 ngày. 


Chuối tiêu xanh mình gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo đun sôi lên vài phút, ước chừng chín thì bắc ra. Bé ăn cháo này cũng 3 ngày. Sức khoẻ của bé tiến triển nhanh, mỗi lần đi ngoài phân đặc dần, rồi thành khuôn, khi phân đặc mình dừng nước ổi lại, chuối xanh cho ăn tiếp 1 ngày nữa nhưng mỗi bữa cho ít hơn. Về vấn đề thuốc mình thấy uống Lactomin plus hiệu quả. Tí nữa thì quên, 1 ngày mình chườm bụng (vuốt bụng) cho con 3 lần bằng lá đài bi xao lên. Mỗi lần vuốt bụng 2 lần, nghĩa là xao đài bi lên vuốt, lúc lá nguội rồi mình lại xao lại và vuốt tiếp. Nói chung kết hợp các kiểu lại, bé nhanh hồi phục lắm.

Mẹ bé Song An:

Lúc con em 3 tháng tiêu chảy kéo dài hơn 1 tháng, đi bác sỹ bảo rối loạn tiêu hóa, uống kháng sinh và men tiêu hóa cũng không hết xót lắm! Lang thang trên mạng và tìm được mẹo hay, làm thử và hiệu nghiệm thật em chia sẻ với các mẹ nè! Mua gạo lức, về lựa hạt gạo xấu ra, khỏi vo nha các mẹ, đem đi rang cho vàng và thơm thì tắt lửa để vào lọ dùng dần. mỗi lần các mẹ lấy khoảng 100g gạo rang nấu với 2 lít nước và chút muối, nấu đến khi hạt gạo chín mềm là được. Các mẹ lấy nước này cho bé uống vài ngày là khỏi. Các mẹ thử nha!

Cách trị tiêu chảy cho trẻ bằng cà rốt

Ngoài tác dụng cung cấp nhiều vitamin, cà rốt còn có khả năng chữa và phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ nhỏ.
Mùa hè là thời điểm bùng phát các dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt tiêu chảy cấp còn gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ.


Khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bé mắc bệnh là do ăn phải đồ ăn nào không hợp? Đồng thời ngăn không cho bệnh kéo dài bằng cách cho trẻ ăn cà rốt. Bạn hãy nhớ rằng thuốc chỉ có tác dụng tức thì tuy nhiên để chữa lâu dài thì cà rốt là phương thuốc đem lại hiệu quả cao nhất trong phòng và tránh tiêu chảy.
Lấy một củ cà rốt cắt miếng rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ thành nước, đun sôi nước cốt đó lên và cho trẻ uống hoặc có thể dùng nước đó nấu cháo. Mỗi ngày một quả cà rốt sẽ giúp con bạn đề kháng tốt hơn với bệnh tiêu chảy.

Chữa tiêu chảy cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian

Tiêu chảy là căn bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt nghiêm trọng là vào mùa hè. Bạn có thể phương thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả để trị căn bệnh này cho trẻ.

1. Cho con uống nước lá ổi trị tiêu chảy hiệu quả


Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối

Cách làm: Lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.

Cho bé uống liên tục 1 – 2 ngày.

2. Nước cây cỏ sữa

Nguyên liệu: Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu đen xanh lòng 50gram ( loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh).

Cách làm: Cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa.
Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau.

Lưu ý:

– Nấm mèo sao trên bếp đến khi khô và cứng, dùng tay bẻ thì giòn vụn như sợi miến khô là được. Không được để nấm mèo còn sống, ướt vì sợ làm bé đau bụng thêm.

– Đậu xanh sao khi cắn ra phải thơm giòn và chín hạt rồi, nếu còn sống cũng không được (có thể kiểm tra bằng cách sắc lên mà hạt đậu không vỡ đôi thì là đậu chín, còn nếu hạt đậu nát đôi như nấu chè tức là đậu chưa chín, phải bỏ nước sắc đi

3. Chữa tiêu chảy bằng lá cây quả nhót

Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễn. Nhót có tên khác là cây lót, bất xá, hồ đồ tử.

Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau.

4. Bài thuốc từ hồng xiêm xanh

Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Còn hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. 

Cách sử dụng như sau: Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.

5. Bài thuốc từ rau sam


Rau sam có vị chua, tính hàn, tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Kinh nghiệm dân gian thường dùng rau sam để đối phó với căn bệnh lỵ, tiêu chảy như sau:

– Phòng ngừa: Hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.

– Chữa bệnh: Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.

– Trong trường hợp cần tẩy trừ giun sán, chỉ cần rửa sạch 1 nắm rau sam tươi (khoảng 50-100g) giã nát, thêm muối vào rồi vắt lấy nước uống. Uống liên tục trong 3-5 ngày.

6. Bài thuốc chữa tiêu chảy từ gạo rang:

– Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.

– Lá củ cải tươi: 120g. Trần bì: 30g. Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc, bệnh sẽ khỏi.

– Lá lựu tươi: 30g. Gừng tuơi: 12g. Muối ăn: 3g. Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày.

– Đường đỏ hoà tan trong nước ấm, uống với 4 hạt tiêu. Uống trong 2-3 ngày, mỗi ngày 3 lần sẽ thấy khỏi bệnh.

– Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g). Lá chè khô: 5 g. Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Sau khi dùng 1- 2 liều sẽ khỏi ngay.

7. Bài thuốc chữa tiêu chảy từ lá mơ lông

Theo y học cổ truyền, mơ lông có vị đắng, hơi chát, tính mát có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, tẩy giun, giải độc… Thông thường, dân gian hay sử dụng lá mơ lông để đặc trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, đặc biệt là tiêu chảy và kiết lỵ.


– Chữa kiết lỵ: Lấy một nắm lá mơ tuơi rửa sạch, thái nhỏ, đập vào một quả trứng gà ta (trứng gà ăn thóc) trộn đều, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín để ăn. Nếu không có điều kiện nướng chín, có thể trộn lòng đỏ trứng với lá mơ thái nhuyễn và sử dụng biện pháp hấp cách thuỷ, đơn giản nhất là hấp trong nồi cơm. Ăn ngày 2-3 lần, ăn liên tục trong vài ba ngày là khỏi. Đối với trẻ em, có thể xay nhuyễn lá mơ dùng thay rau trong món bột hoặc cháo xay.

– Chữa tiêu chảy do nóng: Đối với chứng tiêu chảy với các biểu hiện đi ngoài liên tục, mất nước, khát nhiều, sốt nhẹ, nước tiểu vàng, bụng đau quặn và đầy hơi, hậu môn nóng rát nên dùng lá mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Nếu không kiếm được nụ sim thì chỉ cần mỗi ngày dùng từ 10-15 lá mơ lông sắc nấu làm trà uống liên tục cũng có tác dụng hiệu quả. Sau khi triệu chứng tiêu chảy đã không còn, vẫn nên tiếp tục dùng lá mơ thêm 2-3 ngày nữa để ổn định tỳ vị, đồng thời chế độ ăn nên cắt giảm chất béo.
Chữa trị tiêu chảy cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian cổ truyền Chữa trị tiêu chảy cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian cổ truyền Reviewed by Unknown on tháng 11 19, 2016 Rating: 5

Post AD