Header AD

4 "tuyệt chiêu" bảo vệ gò bồng đảo để chuẩn bị cho bé bú

Vệ sinh hai gò bồng đảo là vấn đề đáng để các chị em quan tâm, điều này có liên quan đến sự sinh trưởng khỏe mạnh của trẻ. Vì vậy, chú ý bảo vệ núi đôi của mình rất quan trọng, đặc biệt là khi mang thai.

Từ khi trứng thụ tinh thành công, "núi đôi" bắt đầu bước chuẩn bị tích cực cho việc tiết sữa những ngày sau này. Để đảm bảo "bình ti" của bé hoạt động tốt nhất sau khi con chào đời, mẹ nên bảo vệ núi đôi của mình kĩ càng và đúng cách như hướng dẫn dưới đây nhé!


Bảo vệ da hai bầu vú

Sau khi mang thai, nang vú (bọc dịch) và ống dẫn sữa tăng trưởng mạnh. Đến tháng thứ tư, đầu vú bắt đầu tiết một ít dịch màu vàng, bã nhờn ở quầng vú cũng tăng tiết dịch. Lúc này, tích cực thúc đẩy tuyến sữa phát triển, bảo vệ da bầu vú là bước đầu tiên cần làm để sau khi sinh, bé có đủ sữa bú.


Phương pháp:

- Thường xuyên dùng sữa tắm không gây kích ứng để tắm và rửa sạch da ở quầng vú và đầu vú, đồng thời kì cọ sạch sẽ ở những nếp da nhăn. Như thế không những giữ được vệ sinh cho bầu vú mà còn khiến cho da ở nơi này dần trở nên khỏe mạnh dẻo dai, có lợi cho việc em bé bú sau này.

- Sau khi tắm, mát xa bầu vú đúng cách. Mỗi lần tắm rửa sạch quầng vú và đầu vú xong, dùng khăn lông ấm phủ lên hai bầu vú, lấy tay ấn nhè nhẹ vào khoảng 1 phút; sau đó dùng tay mát xa nhẹ theo vòng tròn từ trong hướng ra ngoài, bắt đầu từ xung quanh bầu vú mát xa dần vào đầu vú.

- Lúc ngủ, chú ý nằm ở tư thế thích hợp, tốt nhất nằm nghiêng một bên hoặc nằm ngửa (ở thai kì đầu). Nằm sấp dễ gây áp lực lên bầu vú, khiến tuần hoàn máu không thông, gây cản trở cho việc thúc đẩy hormone phát triển tuyến sữa.

- Những chị em có ngực tương đối nhỏ, lúc mang thai không được dùng các loại kem nở ngực, ngược lại, nếu ngực lớn cũng không được dùng kem giảm béo. Hai loại mỹ phẩm này có chứa hormone giới tính nhất định, sử dụng tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tuyến sữa.


Bảo vệ đầu nhũ hoa

Da đầu vú một khi đã tổn thương, khi bé bú sẽ rất đau, ảnh hưởng đến mẹ và cả việc cung cấp sữa cho bé. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời, dễ dẫn đến viêm tuyến vú hoặc sưng phù tuyến vú, cản trở việc nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, bảo vệ đầu vú là bước tiếp theo cần chú ý.

Phương pháp:

- Từ tháng mang thai thứ tư, dùng sữa tắm dịu nhẹ cọ rửa đầu vú, tẩy sạch các dịch tiết còn bám bên trên.

- Sau khi tắm, dùng hai ngón tay nhẹ nhàng mát xa đầu vú và phần da xung quanh nó. Nếu chưa tắm, có thể dùng khăn lông nhỏ mềm và sạch lau nhẹ da đầu vú rồi mát xa tương tự như trên. Sự kích thích này có thể làm tăng tính bền chắc cho biểu bì đầu vú.

Tích cực điều chỉnh lại nhũ hoa

Nếu đầu vú thụt vào trong đều sẽ gây ảnh hưởng đến việc cho bé bú sau này. Vì vậy, hãy sớm phát hiện và điều chỉnh.

Phương pháp:

- Đầu vú thụt vào dễ bị bám bẩn nên hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ.

- Thông qua việc làm săn chắc da đầu vú ở bước hai cũng có thể điều chỉnh tình trạng đầu vú thụt vào. Sau khi tắm, dùng tay kéo nhẹ đầu vú ra ngoài, đồng thời nắn lại đầu vú. Sau đó, dùng rượu 70% xát nhẹ đầu vú, mỗi ngày làm khoảng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20-30 phút. Khi da đầu vú săn chắc thì sẽ không dễ bị thụt vào nữa.

- Khi dùng tay kéo đầu vú, có thể sẽ thúc đẩy thùy sau tuyến yên tiết ra oxytocin gây ra các cơn co thắt tử cung. Vì vậy, động tác tay phải nhẹ nhàng, thời gian phải ngắn. Nếu tử cung xuất hiện co thắt liên tục thì phải dừng lại. Đặc biệt là các bà mẹ có tiền sử sinh non hoặc đã phá thai nhiều lần thì không nên dùng cách này để kéo đầu vú ra ngoài khi mang thai, chỉ có thể làm trước khi mang thai hoặc sau khi sinh.

Khai thông ống dẫn sữa

Chút dịch nhầy màu vàng mà bầu vú tiết ra khi đã khô thì không dễ làm sạch, dẫn đến làm nghẹt tắc ống dẫn sữa. Vì vậy, hãy tuân thủ bước cuối cùng này để bé có được dòng sữa ngọt lành.

Phương pháp:

- Thường xuyên dùng khăn lông mềm ngâm nước vừa đủ ấm nóng phủ lên bầu vú, sau đó dùng lòng bàn tay đặt ngay chỗ xương sườn và đỡ dưới bầu vú rồi tiến hành mát xa.

- Khi thai từ tháng 33 trở đi, dùng ngón tay ấn nhẹ xung quanh quầng vú để một chút sữa non từ ống dẫn sữa tiết ra. Như thế có lợi cho việc khai thông ống dẫn sữa, ngăn ngừa được tình trạng sữa khó tiết ra, tiết ra không đủ, hoặc đầu vú bị nứt nẻ.


Lưu ý khác

- Khi bầu vú có những trạng thái khác thường như đau bất thường hoặc biến dạng thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà.

- Các bà mẹ không nên để móng tay dài để tránh lúc mát xa làm tổn thương da đầu vú gây viêm nhiễm không đáng có.

- Thai phụ không nên mặc loại nội y bó sát, nội y bằng sợi hóa học hay lông để tránh những sợi vải rất nhỏ đi vào ống dẫn sữa thông qua đầu vú, lâu ngày gây tắc nghẽn.
4 "tuyệt chiêu" bảo vệ gò bồng đảo để chuẩn bị cho bé bú 4 "tuyệt chiêu" bảo vệ gò bồng đảo để chuẩn bị cho bé bú Reviewed by Unknown on tháng 11 21, 2016 Rating: 5

Post AD