Tuyệt vời các công dụng đa năng của dầu tràm
Từ xưa trong mỗi gia đình đều có sẵn một chai dầu tràm (còn gọi là dầu tràm trà) phòng khi trong nhà có người mệt nhọc, đau mỏi, trẻ con trở chứng đau bụng, cảm gió… Điều đáng quý của loại dầu này là để lâu không cạn, trái lại càng lâu càng nồng đượm và tăng thêm dược tính.
Phòng cảm cúm hữu hiệu
Người già, trẻ nhỏ, bà bầu hay bà mẹ sau sinh cơ thể thường rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu, trước khi đi ra khỏi nhà, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh thoa một ít dầu tràm lên cổ và thái dương có tác dụng cản gió, phòng cảm cúm rất tốt.
Vào những ngày chuyển sang thu, mỗi lần tắm cho bé, mẹ có thể cho vào chậu nước tắm vài giọt dầu tràm để đề phòng cảm lạnh. Tắm xong bôi một ít vào thái dương, cho bé ngửi một ít dầu tràm để làm ấm cơ thể.
Với những người bị cảm có thể xông với dầu tràm để trị cảm, giảm sổ mũi, ngạt mũi. Lấy một thau nước nóng, trùm mền kín người rồi nhỏ các loại tinh dầu vào thau nước, xông cho đến khi đổ mồ hôi. Năm 2008, nghiên cứu tại Viện Pasteur Tp.HCM cho thấy hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ dầu tràm có khả năng ức chế virus cúm H5N1. Bộ Y tế cũng đã đưa dầu tràm vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh ở địa phương.
Giảm đau mỏi cơ bắp
Tại sao phải sử dụng thuốc giảm đau và hứng chịu tất cả các tác dụng phụ của nó khi bạn đã có liệu pháp giảm đau từ dầu tràm. Cũng chính nhờ công dụng này mà dầu tràm trở thành người bạn thân thiết của người già. Bên cạnh việc dùng dầu tràm pha loãng trực tiếp xoa bóp lên các cơ bắp đau nhức; hãy thêm vài giọt dầu tràm vào bồn tắm nước nóng và ngâm mình trong đó, các cơ bắp đau mỏi sẽ được thư giãn tối đa.
Ngoài ra, tinh dầu còn làm giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, giảm sự cứng khớp. Hoạt chất giảm đau, kháng viêm có trong dầu tràm cũng tỏ ra hiệu quả trong việc điều trị đau ống cổ tay, bỏng và bong gân nhẹ. Tuy nhiên, cần chú ý không dùng quá nhiều để tránh gây kích ứng da.
Bảo vệ da với chất khử trùng tự nhiên
Công trình nghiên cứu của TS. AR Penfold, một nhà hóa học tại Sydney, Úc (quê hương của dầu tràm) cho biết, dầu tràm mạnh hơn gấp 13 lần acid carbalic (chất khử trùng phổ biến vào những năm đầu thế kỷ 19) trong việc loại bỏ vi khuẩn.
Trị nấm trên da: Chỉ cần thêm 2 giọt dầu tràm vào nước tắm, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng nhiễm nấm hay vi khuẩn trên da. Với nấm bàn chân, hãy thoa dầu tràm trà vào những vùng da bị nấm để vi khuẩn không lan ra những vùng xung quanh.
Giảm đau ngứa do côn trùng cắn: Để làm tan những vết tấy đỏ và đau ngứa do muỗi hoặc côn trùng cắn, bạn chỉ cần thoa một ít dầu tràm lên vết cắn hoặc sử dụng dầu tràm như một biện pháp phòng chống.
Chữa bệnh vảy nến: Tác dụng này được phát hiện nhờ các nhà khoa học Trung Quốc. Thử nghiệm trên 42 bệnh nhân mắc bệnh vảy nến (đã điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả) sau 12 tuần liên tục bôi các thành phần chiết xuất từ dầu tràm, các vùng tổn thương do vảy nến gần như đã bị loại bỏ hết với tỷ lệ phục hồi là 80%. Các nhà khoa học hy vọng sẽ sớm ứng dụng nghiên cứu này vào điều trị rộng rãi.
Nhiễm trùng tai: Nhỏ giọt 2-3 giọt tinh dầu tràm vào 1/2 chén nước (hoặc nhiều hơn nếu bạn muốn). Nhẹ nhàng nhỏ hỗn hợp này vào tai, giữ nguyên trong 1 phút, nghiêng đầu cho nước chảy ra, để khô, lặp lại nhiều lần trong ngày. Xoa thêm dầu nguyên chất lên bề mặt ngoài của tai.
Trị ghẻ: Thoa dầu tràm nguyên chất lên các nốt ghẻ hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Trị gàu, đẹp tóc
Trong thành phần của tinh dầu tràm có các hoạt chất giúp nang tóc và da đầu được “khơi thông”, giữ độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Chỉ cần xoa dầu tràm vào da đầu, để qua đêm sẽ giúp giải quyết nhanh chóng những rắc rối do gàu mang lại. Các loại dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà có thể ngăn ngừa gàu và loại bỏ chấy, phục hồi tóc khô và hư tổn.
Trị mụn và giảm nhờn hiệu quả
Mặc dù có chứa dầu nhưng dầu tràm không gây nhờn da (do được da thẩm thấu rất nhanh) mà ngược lại còn giúp làm se da, thu nhỏ lỗ chân lông, giảm các giác bóng nhờn. Để trị mụn và chăm sóc da nhờn, bạn chỉ cần dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn, 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Ngay cả mụn đầu đen và đầu trắng cũng bị dầu tràm loại bỏ dễ dàng. Bạn cũng có thể nhỏ 3 – 4 giọt dầu tràm vào sữa rửa mặt, sử dụng hàng ngày.
Dầu tràm cũng có tác dụng dưỡng da, giúp tái sinh tế bào bị lão hóa, giảm sẹo, mau lành vết thương. Để dưỡng da, bạn nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ.
Xử lý các vấn đề về răng miệng
Với khả năng kháng khuẩn cao nhưng vẫn an toàn cho cơ thể, tinh dầu tràm có thể chống hôi miệng, viêm lợi, giảm đau họng, đau răng.
Chống hôi miệng, viêm lợi: Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm, súc miệng ngày 2-3 lần (lưu ý: không được uống). Đánh răng bằng kem đánh răng thông thường nhỏ thêm một giọt dầu tràm cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Đau, viêm họng: Súc miệng bằng tinh dầu tràm (8-10 giọt) pha loãng với nước. Thực hiện 2-3 lần trong 20 phút.
Giảm đau răng tạm thời: Nhỏ trực tiếp 1-2 giọt dầu tràm vào hốc răng bị đau hoặc nhỏ lên ngón tay và dùng ngón tay chà lên răng và xung quanh nướu. Hãy cẩn thận để không nuốt phải dầu.
Tuyệt vời các công dụng đa năng của dầu tràm
Reviewed by Unknown
on
tháng 10 24, 2016
Rating:
Post a Comment