Mách mẹ cách rèn tính kỉ luật cho con từ nhỏ
Trẻ em nếu được rèn tính kỉ luật ngay từ lúc biết nhận thức sẽ rất tốt. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các ông bố bà mẹ cách rèn tính kỉ luật cho trẻ từ khi còn sớm.
Bắt đầu từ 10 tháng tuổi, bộ nhớ của bé được cải thiện rất nhiều, bé tiếp thu những gì bạn nói dễ dàng hơn. Giai đoạn này thích hợp để bạn bắt đầu dạy bé những bài học về cách tôn trọng người lớn, ứng xử thường ngày trong gia đình…
Cách dạy con ngoan đi vào khuôn phép là một công việc không hề đơn giản chút nào trong những năm đầu đời, điều đó đòi hỏi cách ứng xử và xử trí vô cùng khéo léo của ba mẹ. Đôi lúc, chỉ cần bố mẹ không cư xử phù hợp với con nhỏ trong những trường hợp bé gây ra lỗi, thì chính ba mẹ cũng sẽ trở thành người mắc lỗi.
Các quy tắc vàng để rèn luyện tính kỉ luật cho con trẻ
Để rèn con tính kỉ luật bạn không thể vội vàng mà cần có những quy tắc nhất định của riêng mình.
Cha mẹ cũng nên thường xuyên lắng nghe tâm sự, nguyện vọng của con để hiểu và góp ý cho con tiến bộ. Không nên đánh đập, quát mắng trẻ mà nên để trẻ tự giác, nhận thức hành vi của mình là không đúng. Tuyệt đối đừng để trẻ hiểu lầm rằng cha mẹ không thích bản thân con.
Ba mẹ nên hiểu được những sơ thích kì quặc của bé để ngăn chặn điều đó. Những cách cư xử sai lệch, những trò chơi kì quặc của bé có thể bị kích thích từ những vật dụng xung quanh. Biết được những yếu tố làm bé tò mò có thể giúp bạn đề phòng hoặc chuẩn bị trước.
Bạn không nên chỉ trích về những việc trẻ làm sai. Điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy xấu hổ, mất tự tin và từ lần sau sẽ không dám mạnh dạn tìm hiểu hay làm một điều gì nữa. Những ông bố bà mẹ không nên quá khắt khe hay cứng nhắc với con trẻ. Nếu bạn đề ra những tiêu chuẩn quá cao thì các bé sẽ gặp khó khắn hơn. Trẻ sẽ cảm thấy không thể thực hiện được những điều mà bố mẹ dặn và trong lúc nào đó khi không có mặt bạn, con trẻ sẽ quên đi.
Lưu ý, trong giai đoạn từ 2 – 3 tuổi, trí não của bé đang phát triển tốt nên bé sẽ hiểu những cách ứng xử của những người xung quanh tác động vào mình, đặc biệt là ba mẹ và các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, bố mẹ nên hành động và cư xử một cách thống nhất, để bé sẽ không bị bối rối trước những hành động như thế nào mới là đúng.
Bố mẹ không nên dễ nổi giận khi con trẻ sai
Bạn hãy cho con cơ hội giải thích lý do và bạn chỉ cần khuyên bảo, phân tích, chỉ ra cái sai cho trẻ rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các ông bố bà mẹ nên lập những giới hạn vừa phải, hợp với con để trẻ cảm thấy được yêu thương và bảo vệ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tỏ ra dễ tính, trẻ sẽ tưởng rằng bạn không quan tâm lắm đến những gì chúng làm.
Bố mẹ hãy giữ bình tĩnh, nếu bạn thể hiện sự giận dữ thông qua những lời la mắng hay đánh đập con, những điều bạn dạy con sẽ không được truyền đến bé một cách nguyên vẹn. Bọn trẻ cũng chỉ tập trung vào cơn giận dữ và sự nóng giận của bạn, thay vì lắng nghe những điều bạn muốn dạy con.
Đôi lúc, các ông bố, bà mẹ cũng nên khuyến khích bé bằng một vài lời khen ngợi hay phần thưởng nhỏ nếu như bé thực sự có cố gắng để bé cảm thấy phấn khích và tích cực phát huy tính tự giác hơn.
Mách mẹ cách rèn tính kỉ luật cho con từ nhỏ
Reviewed by Unknown
on
tháng 10 12, 2016
Rating:
Post a Comment