Chuyên gia khuyến cáo: Không cho con ăn quá 1 bữa cháo hoặc bột/ ngày, 3 chiếc bánh gạo/ tuần
Đó là khuyến cáo mới đây được đưa ra bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ nhằm tránh trường hợp trẻ bị nhiễm asen.
Cảnh báo giới hạn cho trẻ dùng bột gạo ăn dặm bán sẵn
Đầu tháng 4/2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Mỹ đưa ra những cảnh báo mới về giới hạn nồng độ asen (tên tiếng Anh là arsenic, hay còn gọi là thạch tín) trong bột ngũ cốc ăn dặm, đồng thời khuyên các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn bột gạo quá 1 lần 1 ngày. Điều này gây nhiều hoang mang cho các bà mẹ vì gạo là thực phẩm chính trong gia đình cũng như bữa ăn dặm của các bé.
Nghiên cứu của FDA đã phát hiện mức asen vô cơ cao trong Rice Cereal (thường gọi là bột ăn dặm ngũ cốc gạo), đây là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm asen ở trẻ.
Asen là nguyên tố tự nhiên, có khắp nơi, có thể trong nước (sông hồ, biển) hoặc trong đất và không khí. Có 2 dạng là hữu cơ (thường nằm dạng muối) và vô cơ. Dạng vô cơ là dạng đáng quan tâm vì liên quan nhiều đến vấn đề sức khỏe nếu dư thừa, thường tìm thấy trong các loại thực phẩm, vỏ các loại ngũ cốc. Asen là một chất độc, độc gấp 4 lần thủy ngân và là một trong những chất gây ung thư nhóm 1.
FDA khuyên các bậc cha mẹ không nên coi bột gạo là nguồn ngũ cốc duy nhất cho bé.
FDA kêu gọi các bậc cha mẹ thay đổi các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt bảng cách cho bé ăn những thực phẩm làm từ yến mạch, lúa mạch… Đừng nên coi bột gạo là nguồn ngũ cốc duy nhất cho em bé.
Để tránh nguy cơ nhiễm asen cho trẻ từ bột gạo, tốt nhất, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn bột gạo ăn dặm bán sẵn. Nhiều mẹ Việt chọn cách an toàn đó là xay gạo để nấu cháo, bột cho trẻ. Tuy nhiên, khi các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý chọn gạo an toàn, ít asen và cách vo gạo đúng chuẩn để loại bỏ bớt asen trong gạo.
4 bước cha mẹ nên biết để chọn gạo an toàn, ít asen nấu cháo, bột cho trẻ
- Chọn gạo có xuất xứ rõ ràng:
Theo báo cáo của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Châu Âu và Anh Quốc năm 2014, sau 1000 xét nghiệm trên các mẫu gạo từ 20 quốc gia, gạo Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, và Việt Nam có mức asen nằm trong giới hạn cho phép và an toàn. Tuy nhiên gạo xuất từ Trung Quốc là nên tránh vì không nằm trong 6 quốc gia an toàn trong báo cáo.
- Chọn loại gạo:
Gạo Jasmine (thường phổ biến ở Châu Á), gạo Basmati (thường ở châu Âu, Úc và Bắc Mỹ) và gạo sushi Nhật Bản là những loại gạo có hàm lượng asen thấp nhất.
Gạo trắng ít asen hơn gạo nâu (gạo lứt) hay gạo nguyên cám.
Nui (pasta) làm từ gạo cũng nằm trong danh sách an toàn về asen để lựa chọn cho các bé.
Các danh sách đen nên tránh vì nguy cơ dư asen cao (đặc biệt lâu dài có nguy cơ dẫn tới các bệnh ung thư da, phổi khi các bé lớn): các bột ăn dặm bán sẵn (làm từ gạo), bánh gạo, sữa từ gạo.
Lưu ý: Nên cho bé ăn bánh gạo dưới 3 cái/tuần, sữa gạo thì không khuyên dùng cho bé dưới 4.5 tuổi.
Bánh gạo cũng là loại thực phẩm các bậc cha mẹ nên kiểm soát trong chế độ dinh dưỡng cho bé.
Cách chế biến gạo thành cháo, bột để hạn chế asen:
Cục quản lý an toàn thực phẩm của Anh khuyên để loại bỏ asen tối đa trong gạo, nên thực hiện theo cách sau:
- Vo gạo: nên ngâm gạo với nước tỷ lệ 100g gạo thì ngâm 600ml nước để trong 3 phút, lặp lại 2 lần.
- Nấu gạo với nước tỷ lệ 1:10 hoặc 1:8 cho bé trong giai đoạn 6-9 tháng tuổi, sau 9 tháng tuổi nấu gạo tỷ lệ 1:6 hoặc 1:3 (theo Gs. Carey, ĐH Queen’s Belfast).
Khẩu phần ăn bột gạo, cháo gạo của bé trong tuần:
FDA hướng dẫn phân bố khẩu phần ăn gợi ý trong tuần cho các bé dưới 12 tuổi như sau:
- 5 ngày gạo
- 1 ngày nui/bún
- 1 ngày bánh mì (bột mì)/khoai tây/khoai lang/miến.
Một bữa ăn nên giới hạn 45g gạo (hoặc tương đương 135-150g cơm) và kết hợp cân bằng với thành phần khác.
Chuyên gia khuyến cáo: Không cho con ăn quá 1 bữa cháo hoặc bột/ ngày, 3 chiếc bánh gạo/ tuần
Reviewed by Unknown
on
tháng 10 14, 2016
Rating:
Post a Comment