Cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng
Hiện tượng sốt sau khi tiêm phòng ở trẻ rất phổ biến. Vì thế, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu các cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm để tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Các gia đình có con nhỏ đã quá quen với lịch trình tiêm chủng thường xuyên của trẻ. Và sau mỗi lần tiêm phòng bệnh về thì bé lại đau, sốt, quấy khóc hoặc khó chịu khiến bố mẹ rất lo lắng.
Để tránh được những hiện tượng trên, bạn cần chuẩn bị những mẹo nhỏ để giúp trẻ giảm đau, hạ sốt dưới đây để chủ động giúp trẻ thích ứng tốt hơn với loại vacxin mới.
Chuẩn bị kỹ trước ngày trẻ đi tiêm phòng
So với người lớn, trẻ sơ sinh có sức đề kháng rất kém. Vì thế, chỉ cần một chất lạ xâm nhập vào cơ thể cũng có thể gây ra những biến chứng khó lường. Các chất trong thuốc vacxin tiêm phòng cũng vậy. Nếu bố mẹ không chuẩn bị tốt cho trẻ về tâm lý và sức khỏe, trẻ sẽ rất dễ bị sốc thuốc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này, thậm chí có thể gây tử vong.
Vì thế, trước ngày đưa trẻ đi tiêm phòng, bố mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ (đối với trẻ đã ăn dặm). Còn với trẻ sơ sinh đang được nuôi bằng sữa mẹ thì các mẹ nên chú ý trước khi tiêm 1 ngày nên ăn sống rau tía tô càng nhiều càng tốt. Sau đó cho trẻ bú để hấp thụ các chất chống kích ứng cũng như làm cho cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn.
Nếu thực hiện đúng như vậy, trẻ sẽ được chuẩn bị tâm lý và sức khỏe đầy đủ cho lần tiêm tiếp theo. Những hiện tượng ốm sốt hay quấy khóc cũng giảm đi đáng kể nếu áp dụng thường xuyên cách làm này.
Động viên trẻ khi tiêm
Trong lúc tiêm phòng, tư thế ngồi và tâm lý của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ đau của vết tiêm cũng như những biến chứng sau tiêm. Vì thế, khi người lớn bế để cho trẻ tiêm cần ngồi đúng tư thế, giữ chặt và tránh trẻ cử động trong khi tiêm gây tổn thương cho vùng da sau khi tiêm và lâu khỏi hơn.
Nếu trẻ còn nhỏ, bạn nên cho trẻ vừa bú vừa tiêm để giảm chú ý của trẻ về việc tiêm phòng và giảm đau tốt nhất. Đồng thời, bố mẹ cũng nên ôm ấp, động viên con nếu là trẻ lớn để các y, bác sỹ tiêm phòng nhanh hơn.
Giảm đau, hạ sốt hiệu quả sau tiêm ngay tại nhà
Hiện nay, để chăm sóc và phòng bệnh và đảm bảo trẻ có đủ sức đề kháng và sức khỏe để phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não, phụ huynh bắt buộc phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để tiêm chủng đầy đủ các mũi vacxin như: phòng uốn ván, thủy đậu, phòng quai bị rubella, phòng cảm cúm, phòng ...Và phản ứng đầu tiên của trẻ thường gặp nhất là sốt nhẹ hoặc sốt cao (khoảng 38 độ C) trong vòng 1 - 3 giờ đến 1 - 3 ngày. Thậm chí có những trẻ bị sốt sau tiêm từ 5 - 12 ngày.
Với những cách dưới đây thì bạn có thể yên tâm để chăm sóc con sau khi tiêm phòng:
- Cách giảm đau hiệu quả:
Có rất nhiều mẹo hay vừa đơn giản vừa hiệu quả giúp phụ huynh có thể giảm đau cho trẻ ngay tại vết tiêm phòng và cả trong cơ thể. Phổ biến nhất là những cách cơ bản dưới đây:
+ Cho trẻ uống nước đường: Để giảm cảm giác đau của trẻ khi tiêm phòng, bạn có thể pha đường với nước sôi để nguội rồi cho bé uống trước, trong và sau khi tiêm. Vị ngọt sẽ khiến cơn đau của trẻ nhẹ dịu hơn.
+ Bôi kem hoặc gel gây tê tại chỗ: Cùng với khoai tây thì đây cũng chính là giải pháp giúp trẻ giảm đau nhanh chóng. Bố mẹ chỉ cần bôi khoảng 1g vào chỗ tiêm trước tiêm khoảng 1 tiếng thì để vacxin phát huy hết công dụng cho cơ thể của trẻ. Đặc biệt các loại kem hay gel gây tê này không có tác dụng phụ nên rất an toàn khi sử dụng.
+ Chườm đá lạnh: Trước khi chườm phụ huynh nên dùng bông y tế sạch day quanh chỗ tiêm rồi dùng khăn ướt cho vào tủ lạnh. Sau đó chườm lên chỗ đau và trán trẻ vừa giảm đau vừa có thể hạ sốt rất nhanh.
+ Nhiều bà mẹ còn sử dụng chanh tươi, trứng gà hay đắp khoai tây tươi lên vết tiêm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế không khuyến khích làm theo cách này vì nếu đắp khoai tây sẽ làm giảm tác dụng của vacxin.
Ngoài các cách làm trên để giảm đau tại chỗ cho con nhiều phụ huynh có nhiều kinh nghiệm còn có thêm nhiều phương pháp hữu ích khác để hạ sốt nhanh cho con.
Những phương pháp hạ sốt nhanh nhất: Phản ứng phụ thường thấy ở trẻ sau tiêm phòng từ 0 - 3 tuổi là sốt (khoảng 38,5 độ C). Đây cũng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng nhất.
Cách hạ sốt hiệu quả tại nhà:
- Dùng lá tía tô tươi ăn sống rồi cho con bú (đối với trẻ sơ sinh đang bú hoàn toàn).
- Giã nhỏ lá tía tô, đun lấy nước cho con uống hằng ngày.
- Chườm khăn lạnh, không chườm trực tiếp đá lạnh lên da trẻ.
- Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, thương xuyên lau người cho trẻ có cảm giác khô thoáng.
- Mặc quần áo thoáng mát, dễ chịu và thoải mái cho trẻ dễ cử động và thấm hút mồ hôi tốt.
- Dùng miếng dán hạ sốt nếu trẻ sốt nhẹ và không có các biểu hiện bất thường.
- Bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ hơn: Cho trẻ bú nhiều hơn, uống nước và chăm sóc trẻ bằng các thực phẩm dễ tiêu, dạng lỏng và nhiều chất hơn.
- Nếu trẻ sốt từ 38,5 trở lên, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để kiểm tra và sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Một bà mẹ bỉm sữa chia sẻ kinh nghiệm trên một diễn đàn và được nhiều người đồng tình áp dụng. Khi bé sốt, các mẹ nên "đi rửa sạch nắm lá nhọ nồi, tráng nước sôi để nguội rồi để 1 chỗ cho ráo nước. Con bắt đầu có hiện tượng sốt thì giã nắm lá đó ra, chắt lấy ít nước đun sôi lên cho con uống 1 chút, phần bã còn lại đắp lên thóp và gan bàn chân. Nếu bé sốt quá cao có thể lấy nước ấm lau người nhưng ko được để nước rớt lên người bé hoặc đắp vài lát chanh lên bẹn, thái dương, nách bé cũng có tác dụng tốt", mẹ bé cà phê cho biết.
Với những cách làm trên, nhiều phụ huynh đã có thể chủ động xử lý khi trẻ bị đau và sốt sau khi tiêm chủng và phòng tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng
Reviewed by Unknown
on
tháng 10 24, 2016
Rating:
Post a Comment