Đã tới hồi kết cho "cuộc chiến" nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức?
Đã tới hồi kết cho "cuộc chiến" nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức?:Từ bao lâu nay, vấn đề khiến không ít mẹ trẻ đau đầu chính là những quan điểm trái chiều quanh việc sữa mẹ tốt nhất cho em bé hay sữa công thức cũng có thể cung cấp những gì bé cần.
Sữa mẹ vốn có lợi thế hơn trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch của trẻ, đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ bé khỏi bệnh béo phì, chàm và đau dạ dày. Nhưng một nghiên cứu mới đây do một công ty sữa lớn tiến hành, được đăng tải trên tờ Journal of Human Nutrition, cho thấy, đường tự nhiên được tìm thấy trong sữa mẹ - là nguồn nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột trẻ sơ sinh - cũng có thể đưa vào sữa công thức.
Khi các nhà khoa học tiến hành việc này, những bé được nuôi bằng sữa công thức có phản ứng miễn dịch tương tự bé bú sữa mẹ hoàn toàn và ít có nguy cơ bị bệnh chàm. Kết quả trên gợi ý rằng, sữa công thức cũng có thể giúp trẻ phòng tránh bệnh tật tương tự sữa mẹ.
Trong số 500 calo một phụ nữ đốt cháy mỗi ngày để tạo sữa, khoảng 10% được sử dụng để tạo ra oligosaccharide - chuỗi các thành phần loại đường, gần giống cấu trúc phân tử trên màng tế bào, nơi vi khuẩn thường dùng để xâm nhập đường tiêu hoá. Nhưng những loại đường phức hợp này thường được thải thẳng ra bỉm của trẻ sơ sinh và từng được cho là chẳng có tác dụng gì.
Sữa mẹ vốn có lợi thế hơn trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch của trẻ (Ảnh minh họa).
Trên thực tế, mặc dù trẻ sơ sinh không tiêu hoá đường oligosaccharide, chúng lại đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm như E-coli. Đường ruột trẻ sơ sinh đơn giản hơn nhiều so với người trưởng thành nhưng có số lượng lớn lợi khuẩn B. infantis – có tác dụng giúp đường ruột khoẻ mạnh bằng cách lấn lướt những vi khuẩn nguy hiểm hơn trước khi chúng có thể ổn định và phát triển. Như vậy, vai trò của đường oligosaccharide rất quan trọng vì sức khoẻ của đường ruột chiếm tới 70% khả năng hệ miễn dịch của bé.
Sữa công thức không có HMO - hợp chất được tin là nguyên nhân chính cho khả năng kỳ diệu của sữa mẹ - bảo vệ trẻ khỏi mọi bệnh tật, từ viêm tai giữa tới phổi nhiễm virus. Nhưng các nhà khoa học đã có thể tạo ra một phiên bản tương đương về cấu trúc với hợp chất HMO, đó là 2'-fucosyllactose (2'-FL). Sau đó, họ quan sát phản ứng miễn dịch của 200 trẻ sơ sinh, một nhóm bú mẹ hoàn toàn, một nhóm được nuôi bằng sữa công thức và số còn lại sử dụng một loại sữa công thức mới có chứa 2'-FL HMO. Sau 6 tuần, kết quả cho thấy cả hai nhóm bú mẹ và dùng sữa công thức có hàm lượng cytokine - chất có tác dụng định hình phản ứng miễn dịch và được tìm thấy trong máu - rất khác nhau. Nhưng hàm lượng cytokine lại gần như giống nhau ở nhóm bú mẹ và nhóm dùng loại sữa công thức mới.
Tác giả nghiên cứu trên, Edward Barrett, phụ trách nghiên cứu tịnh tiến ở Lovelace Biomedical, cho hay: “Năm đầu đời là cửa sổ quan trọng cho sự phát triển hệ miễn dịch ở trẻ. Những dữ liệu này có sức thuyết phục đối với bác sĩ và cả phụ huynh bởi chúng tôi đã cho thấy khả năng bổ sung 2'-FL HMO vào sữa công thức để thu hẹp khoảng cách giữa sữa mẹ và sữa công thức theo cách chưa từng thấy trước đây”.
Các chuyên gia cho biết đã tìm ra hướng mới cho sữa công thức để giúp các bé sử dụng loại sữa này cũng có hệ miễn dịch tốt như bú sữa mẹ (Ảnh minh họa).
Sữa mẹ đã tiến hoá qua hàng ngàn năm qua để chứa những dưỡng chất mà trẻ sơ sinh cần. Các bà mẹ luôn được khuyên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nhưng Anh là một trong những nước châu Âu có tỷ lệ cho con bú sữa mẹ thấp nhất. 1/4 trong số các bà mẹ mới sinh cảm thấy quá đau đớn hoặc khó khăn để cho con bú, thậm chí, chưa một lần nào cố gắng cho con bú.
Phản hồi trước kết quả nghiên cứu trên, nhà khoa học Nicholas Andreas đến từ Imperial College London, cho biết: “Thật tốt khi ngành công nghiệp sữa công thức đang đạt được những tiến bộ nhất định trong việc tiến gần hơn tới việc mô phỏng gần giống thành phần sữa mẹ. Chúng ta có nghĩa vụ về mặt đạo đức, phải cải thiện chất lượng sữa công thức dành cho những trẻ sơ sinh mà người mẹ không thể cho con bú. Tuy nhiên, để sữa công thức có thể tốt cho hệ miễn dịch của trẻ như sữa mẹ thì vẫn còn là khoảng cách quá lớn. Có hàng trăm loại yếu tố hoạt chất sinh học khác nhau hiện diện trong sữa mẹ, kháng thể, antimicrobial peptide - chuỗi axit amin có tác động bảo vệ vật chủ và các loại khác. Chúng thể hiện chức năng miễn dịch đa dạng mà trong sữa công thức không có được”.
Đã tới hồi kết cho "cuộc chiến" nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức?
Reviewed by Unknown
on
tháng 10 30, 2016
Rating:
Post a Comment