11 sự thật phũ phàng sau sinh mẹ bầu nào cũng cần được biết
Đã ai nói cho bạn về cú sốc sau sinh, về những vết ố trên chăn trong tháng đầu tiên, hay về những đêm mất ngủ liên tiếp một mình bế con giữa đêm khuya?
Khi bạn mới mang thai, nhiều người phụ nữ từng sinh con sẽ dành tặng bạn những lời chúc mừng không ngớt và… chấm hết – không ai chia sẻ với bạn về điều bạn có thể phải trải qua sau khi sinh. Không một ai!
Khi tham gia các lớp học tiền sản, bạn sẽ được hướng dẫn về cách rặn đẻ, cách cho trẻ bú và cách quấn tã cho trẻ, nhưng lớp học cũng không đề cập đến những vấn đề có thể diễn ra vài giờ hoặc vài ngày sau sinh. Không gì cả.
Điều đó có nghĩa là rất ít phụ nữ được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho những ngày tháng đầu tiên làm mẹ.
Những sự thật sau đây sẽ giúp mẹ bầu lý giải những vấn đề họ có thể gặp phải sau sinh, thậm chí ngay cả khi chúng rất tồi tệ.
1. Các vết khâu
90% phụ nữ bị rách âm đạo khi đẻ thường và 60% trong số đó cần đến các mũi khâu. Nguyên nhân là do rặn đẻ không đúng thời điểm, hoặc do đứa trẻ cần trợ sinh bằng kẹp forcep hay hút ventouse. Nhưng với các vết rách nhỏ hoặc vết rách ở cấp độ ba hoặc bốn, việc khâu lại là rất phổ biến.
Sản phụ dù sinh thường hay sinh mổ cũng đều cần đến các mũi khâu.
Thời gian hồi phục của sản phụ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách, thông thường cần khoảng sáu tháng và mất một khoảng thời gian lâu hơn nữa để người mẹ cảm thấy “bình thường” trở lại.
Có thể khắc phục bằng cách:
- Túi chườm đá.
- Gối hình bánh doughnut.
- Chậu sitz (sitz bath – bác sỹ có thể khuyên nên thêm vào chậu một ít muối).
- Để âm đạo thỉnh thoảng tiếp xúc với không khí.
- Ăn thức ăn giàu chất xơ.
- Thay băng thường xuyên và mặc đồ lót bằng cotton.
- Uống Ibuprofen khi cần thiết.
2. Huyết và… các thứ khác
Trong vài ngày đầu sau sinh,bạn sẽ cần dùng băng vệ sinh hoặc bỉm. Hầu hết những người lần đầu làm mẹ sẽ cần dùng những miếng lót này trong suốt tháng đầu tiên sau sinh – ban đầu nó có thể khiến bạn không thoải mái nhưng bạn sẽ quen dần như mỗi tháng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi đi vệ sinh, bạn sẽ chẳng tưởng tượng được cái thứ chất lỏng trào ra khi bạn đứng lên là gì, có thể là mấy cục máu và có thể khiến bạn cảm giác như ruột sắp rơi ra khỏi âm đạo đến nơi rồi.
3. Không thấy xấu hổ
Dù sinh thường hay mổ đẻ, bạn sẽ chẳng quan tâm nếu âm đạo của mình bị người khác nhìn thấy trong vài ngày sau sinh. Bác sỹ sẽ đến kiểm tra vết khâu, y tá sẽ mang chăn đệm có các vết ố đi giặt, khách đến thăm sẽ đưa bạn vào nhà vệ sinh và giúp bạn giải quyết, và bao nhiêu người khác sẽ ép bầu vú của bạn để vắt sữa non. Và bạn chẳng mảy may quan tâm đến chuyện đó.
4. Gặp con lần đầu tiên
Người lần đầu làm mẹ có thể bị sốc khi gặp con.
Trừ khi bạn may mắn, nếu không việc sinh nở của bạn sẽ rất vất vả. Sau khi sinh con, bạn điên lên với đống thuốc và liên tục hỏi “Con có sao không? Đứa bé ổn chứ?” và khi con gái được đặt vào lòng, bạn sẽ rất bàng hoàng bởi vẫn chưa thể chấp nhận nổi sự thật rằng cái bụng bầu giờ đã là một đứa trẻ. Sau cú sốc khi sinh con, việc bạn không ngay lập tức cảm nhận được mối gắn kết với đứa con là hoàn toàn bình thường. Cảm giác này có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài tháng tùy từng người.
5. Hoàn toàn chưa sẵn sàng
Lúc này bạn cần đưa trẻ về nhà. Đúng vậy, bạn có trách nhiệm chăm sóc cho đứa con mới chào đời của mình. Có thể bạn vẫn chưa hiểu được những vấn đề về trẻ sơ sinh và không dám chắc rằng mình có bản năng làm mẹ. Hãy sẵn sàng cho điều đáng sợ nhất và nhờ mọi người giúp đỡ bất cứ lúc nào bạn cần.
6. Những rắc rối khi cho con bú
Hàng trặm sự cố có thể xảy ra khi bạn đang tập cho con bú.
Phần đông phụ nữ gặp khó khăn khi cho con bú. Từ việc thiếu sữa đến bệnh viêm vú, từ vấn đề líu lưỡi đến việc sữa trào ngược, tất cả đều khiến bạn gặp khó khăn với việc cho trẻ bú sữa. Bạn có thể ngồi một mạch sáu tiếng đồng hồ trên tay bế con miệng ngậm chặt lấy núm vú, mỗi giờ lại cho bú một lần vì con liên tục ngủ gật, cảm thấy đau đến mức phải dậm chân và gào thét trong im lặng đến khi cơn đau dịu xuống. Cả ngày bế con trên tay để cho bú mỗi lúc con đói, tỉnh dậy giữa một vũng sữa làm chăn gối ướt sũng, hay núm vú bị tê cứng và cần vài viên thuốc để giảm cảm giác khó chịu.
7. Kiểm tra sức khỏe sau sinh
Sáu tuần sau sinh, bạn quay lại bệnh viện cho một cuộc hẹn thực sự ngớ ngẩn. Bạn không những sẽ được các bác sỹ siêu âm khi mà không còn đứa trẻ trong bụng, mà còn được kiểm tra độ co của tử cung và mức độ lành lại của các vết khâu. Việc đó cho phép bạn quay trở lại với các bài tập thể chất và quan hệ tình dục.
8. Tình dục sau sinh
Hãy chuẩn bị tâm lý vì bạn sẽ có cảm giác như mới quan hệ lần đầu tiên, nhưng phần thưởng là sữa rỉ ra từ bầu vú.
9. Mất ngủ
Vài tháng sau sinh, bạn sẽ bị thiếu ngủ trầm trọng.
Người ta vẫn nói rằng bố mẹ của trẻ sơ sinh phải chịu đựng sự mệt mỏi hơn hẳn người khác. Mỗi khi cho con bú, bạn có thể muốn “đá” chồng sang phòng bên cạnh để họ có thể ngủ ngon giấc. Và nếu họ ngủ qua thời điểm cho con bú, bạn sẽ vẫn ngồi đó, thầm lặng mà căm ghét họ. Điều này thật không tốt cho tình cảm vợ chồng.
10. Cơn đói
Những cơn đói sẽ ập đến mỗi khi cho con bú. Cho con bú khiến calo bị tiêu hao nhanh chóng. Cảm giác bụng trống rỗng hoặc bị rút từng chút một chỉ những bà mẹ đang cho con bú mới hiểu.
11. Cảm xúc bộc phát
Khóc lóc khi thay tã cho con, khi cho con bú, bởi vì vui, vì tuyệt vọng, vì kiệt sức, vì bị chồng nhìn “một cách hài hước”, khóc khi nhìn thấy cơ thể, và khóc vì MỌI THỨ. Đó là điều bình thường, thậm chí bạn có thể cảm giác như đầu óc đang hỗn loạn và không ai trên thế giới này thấu hiểu. Hãy nhớ: tất cả rồi sẽ qua.
11 sự thật phũ phàng sau sinh mẹ bầu nào cũng cần được biết
Reviewed by Unknown
on
tháng 10 13, 2016
Rating:
Post a Comment